ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 3 - Trang 40

mà thôi, thực là chỗ khó xử. Hậu lại nói rằng: thường thấy có người cậy
giàu hủy hoại của trời, xa phí phi lễ. Thậm chí dùng nhiễu thâm, người ta
đội khăn đem may làm quần mặc, như thế sao chả tổn phúc mà thêm họa.
Liền thấy người ấy bại sản, nhục thân cùng khốn quá lắm, đáng làm răn cho
người đời. Lại công chúa thứ 9 nhân nghe bị bệnh lên đậu, hậu thương, cho
2 lạng vàng lại còn xin thêm. Hậu dụ rằng: thấy nghèo cũng thương, nhưng
xa xỉ lại ghét. Người bổng lộc cũng như người khác mà không cần kiệm,
chuyên xa xỉ thì sao đủ được. Dẫu ban cho mãi cũng không sao được. Vả
hoàng thân công chúa rất nhiều, có lẽ hậu bạc khác nhau à? Cho nên chỉ
cho thế (lệ cho 2 lạng vàng), Hậu từ ái mà nghiêm như thế.
Hậu thường ngăn họ ngoại không cho thỉnh thác. Có người không chăm
học, cầu làm Thị vệ. Hậu nghe thấy bảo rằng: người trọng thích lý, không
lo không hiển đạt, chỉ sợ không có tài. Cho nên đã ưu cấp tiền gạo làm nhà
cửa, khiến cho chuyên tâm học tập may đỗ được làm nổi tiếng nhà. Không
ngờ chỉ như cây gỗ mục không đục chạm được, lười việc tu tiến, chỉ đi cầu
cạnh, phụ ý tác thành. Và chân Thị vệ phải có chức vụ, vô cớ há nên lạm
bổ. Hơn nữa thích lý nếu được bổ quan cũng chỉ vâng chầu hầu mà thôi, há
được tự nhưng cắt cho đi tòng chính dự sự à. Nếu theo lời xin thì những
người trong thích lý ai cũng cho làm quan à? Thực là trái ý thân già này. Có
người tố cáo người thích lý tư nhũng, việc đến tai. Hậu bảo vua rằng: người
thích lý vốn không công trạng gì, chỉ nhờ gia ấm, bổ được quan chức. Nên
cẩn giữ pháp độ để giữ gia ấm, mà lại làm bậy ngoài pháp luật khả ố. Vua
cho triệu người ấy đến kinh răn bảo, để răn về sau mà tỏ công đạo.
Hậu tính muốn xem sử. Vua đem sử đọc, hậu nghiêng tai nghe. Và hậu dụ
rằng: người tất học mới biết điều thiện, điều ác điều thiện làm gương, điều
ác làm răn, mới hay biến hóa khí chất mà không mà không làm bậy. Cho
nên nói rằng "nhân bất học, bất tri đạo". Một ngày vua đọc sử đến câu:
người vàng giáng 3 cái vào miệng. Khắc ở sau lưng rằng "cổ chi thận ngôn
nhân dã", vậy hậu dụ rằng: đích thực vậy lời nói không thể không cẩn thận.
Ra một lời nói mà người nhờ ơn ra một lời nói mà người ta bị họa và ân
oán thành bại đều do ở đấy. Cho nên kinh Thi nói rằng: vết ngọc bạch khuê
còn mài đi được, lời nói có vết không sửa chữa được. Thực thế. Đọc đến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.