chỗ vua Tề, vua Ngụy hỏi nhau có của báu gì không. Về câu nói được 4 tôi
giỏi quý gấp mười châu báu. Cho nên nói rằng: quý báu chỉ là người hiền,
thực thế. Đọc đến chính sự đời Tần. Hậu dụ rằng: nhà Tần chuyên dụng
hình pháp, không làm nhân đức. Lại giết Phù Tô, Mông Điềm. Tin dùng
Triệu Cao, Lý Tư cho nên không được lâu dài. Xem như thế thì biết dựng
nước phải chuộng nhân nghĩa mới có thể lâu xa được. Lại nói rằng: tội ao
Tư giết chết vạn lần không đủ che tội. Đọc Hán sử đến truyện Hàn Tín.
Hậu nói rằng: Hàn Tín dụng binh như thần, đi đến đâu đều được, chỉ phải
cái dinh quân không cẩn, tướng lệnh không nghiêm, cho nên Hán Cao 2 lần
vào trong dinh quân, cướp ấn tướng, đổi đặt quân. Như thế nếu người địch
vào được há chả hỏng việc à? Lại phòng thân không rõ ràng, ăn nói bất tất,
đến bị giết tróc, thực đáng tiếc. Há có phải khôn việc ấy mà không khôn
việc này ư? Đọc đến việc Lã Hậu đòi Triệu Vương, Chu Xương không cho.
Hậu nói rằng: Chu Xương nguyên là người can đối thái tử, nay cho làm
Triệu tướng cũng mong hết chức mà thôi, người đời xưa trung thực đáng
làm phép ấy như thế. Đọc đến truyện Lã Hậu, thì chê cười. Đọc bài trị an
sách của Giả Nghị, hậu nói rằng: Nghị tuổi trẻ mà văn học như thế có thể là
người tài cao. Ngày ấy sự thế nguy nan, phong tục xỉ mị mà người khác
không dám nói, Nghị dám nói có thể gọi là trung với nhà Hán vậy, đem ra
thi hành cũng được thịnh trị, tiếc Hán Vân không dùng được. Lại khen rằng
văn Giả Nghị rất hay. Đọc đến truyện Hán Văn Đế, bảo rằng: Hán Văn Đế
kiệm ước cung huệ các đức tốt đủ cả, đời sau ít người kịp. Đọc bài đối sách
của Đổng Trọng Thư, đến câu: nối đời trị thì đạo giống nhau, nối đời loạn
thì thay đổi đi. Hậu nói rằng: Hán nối sau nhà Tần, phong tục xỉ bạc thế là
nối đời loạn, làm chính trị sao khả dĩ không biến đạo ấy đi. Lại nói rằng:
Hán Vũ Đế trinh phạt thần, tiến tụ hiềm, công tác bời bời lắm việc, cái gì
cũng làm, tai dị cũng nhiều mà dân không tán loạn, chỉ vì năm cuối biết hối
quá thôi. Thực lực hơn người nhiều, phúc thịnh cũng hơn người nhiều. Còn
Tần Thủy Hoàng thì tự ý làm càn, không biết hối ngộ, cho nên rồi bại hoại
là phải. Nói tóm lại thì Vũ Đế đắc thất tham bán (nửa đắc nửa thất), Tần
Thuỷ Hoàng có thất mà không đắc. Đọc đến việc Hán Nguyên Đế hủy miếu
lại lập miếu. Hậu nói rằng: Các miếu ở quận quốc không nên để không