ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 4 - Trang 189

Anh Tuấn là con người mẹ kế, gặp khi phong tặng, trình bày, vua chuẩn
phong cho mẹ cả. Sau khi Anh Tuấn chết vua suy nghĩ sau cùng bàn phong
cả mẹ đẻ, còn con thời ghi tên sẽ lục dụng.

Anh Tuấn ngày thường cùng với người ta hòa nhã dễ dàng mà thờ vua lấy
điều trung can ngăn, khi lâm sự chí giữ nghĩa, nơi sở tại không vì ở ngoài
rừng mà não loạn. Sau khi chết sĩ phu đều tưởng nhớ phong tiết, mà tỉnh
thành Lạng Sơn vì đó dựng đền thờ.

Vũ Văn Tuấn

Người huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (Nay thuộc Hà Nội). Thiệu Trị năm
thứ 3 (1843) đỗ tiến sĩ cập đệ, lúc đầu bổ Hàn lâm biên tu, đổi Tri phủ Hà
Trung. Tuấn là người bình dị gần dân, khi công hạ cho các trò tới giảng tập,
thường đến vài trăm người. Tự Đức năm đầu (1848) triệu bổ Thị giảng
sung Sử quán biên tu, khi dẫn ra mắt có trình bày trong bản tâu là: xin cho
thuế ruộng ở Tống Sơn được chiết nộp thay tiền và cho triệt lính đóng thú ở
ụ Trấn Man". Vua theo. Năm thứ 5 (1852) bổ Thị độc sung phó s sang Yên
Kinh, trải 3 năm mới về nước, vua gia thưởng lạo (lời nói thấy ở truyện
Phan Huy Vịnh), rồi cất Thị giảng học sĩ. Năm thứ 10 (1857) đổi Án sát sứ
Hưng Hóa, mắc việc phải giải chức theo quân thứ bắt giặc, rồi ốm chết,
truy thụ Thị độc.

Khi trước Văn Tuấn ở Hà Trung có huệ chính, sau dân dựng đền thờ. Con
là Hy trải bổ tri huyện.

Đỗ Phát

Tự là Tử Tuấn. Tiên tổ là người tỉnh Thanh Hóa, đầu năm Lê Hồng Đức
(1470-1497) cùng với người làng tới nơi Quần Phượng ở bờ biển Sơn Nam
dựng ấp khai khẩn ruộng nương rồi làm nhà ở đó. Phát sinh ra sáng suốt
kháu khỉnh, tuổi 20 học thuật càng đến. Thiệu Trị năm thứ 3 (1843) đỗ tiến
sĩ cập đệ bổ Hàn Lâm viện biên tu, vì cha mẹ già, cáo từ xin về phụng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.