ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 4 - Trang 320

chỗ mà lĩnh mà phát cũng tiện. Hoặc sức cho đem đến Kinh thương chứa
lại, mỗi năm cần được 20 vạn phương gạo đủ để chi phát.

"Nhà nước đã mua thì họ chở đến ngày một nhiều; ngày một nhiều thời giá
ngày một hạ. Lỡ khi chở đến không kế tiếp giá gạo có hơi cao thì nhà nước
phát bán ra để tiện cho dân. Như thế chứa chất sẵn sàng, lụt, hạn không
đáng lo; hạt gạo thường đủ, công, tư có thể không quẫn bách. Đó cũng là
một chước làm đủ dùng cho nước, dồi dào cho dân vậy". Vua rất khen ngợi
nghe lời.

Tháng 7 năm ấy đổi lĩnh Binh bộ sung Sử quán phó tổng tài kiêm quản Văn
thần, Phò mã Quốc tử giám sự vụ. Chưa được bao lâu ốm chết.

Tổ tiên đều làm người chài lưới, riêng đến Hữu Thường lấy văn học làm
nên. Học, giỏi về chính sự, người ta đều cho là giỏi giang thông thạo. Mới
hơn 10 năm làm đến hiệp quỹ, đều là đặc cách cả. Khi mất, vua lấy làm
tiếc, cho truy thụ hiệp biện, ban cho 100 lạng bạc, 500 quan tiền và lụa là,
hóa vật các thứ. Con là Hữu Điềm, Lé bộ chủ sự, cháu là Khải, đỗ hương
tiến.

Hồ Bá Ôn tự là Cung Thúc, hiệu là Tùng Viên, người Quỳnh Lưu, Nghệ
An, đời đời là một họ danh tiếng. Tổ là Trọng Dư đỗ hương cống triều Lê;
cha là Trọng Tuấn, đỗ hương tiến Minh Mạng năm thứ 9 (1828) làm đến án
sát, nhân sai lầm bị lạc chức, sau vì có con làm to, được tặng Hàn lâm thị
giảng.

Bá Ôn là người khảng khái, lúc trẻ chăm học, có tiếng hay chữ. Đỗ Ất khoa
kỳ thi Hội Tự Đức năm thứ 28 (1875), do chân Kiểm thảo sung Nội các
Biên tu rồi lĩnh Tri huyện Hương Thủy. Năm thứ 30 (1877) thăng Trước tác
lĩnh Nội các Thừa chỉ rồi chuyển lên Thị độc. Năm thứ 34 (1881) lĩnh Án
sát sứ Nam Định.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.