ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 4 - Trang 383

lấy làm thương, xuất ra 100 quan tiền thuê người đi tìm chuộc vố vỗ nuôi,
làm nhà, tìm ruập cho cơ nghiệp vĩnh viễn, có cái ơn giúp đỡ chỗ tông
thuộc. Người ta khen ngợi. Tự Đức năm thứ 13 (1860) chuẩn cho được nêu
thưởng biển vàng hiếu nghĩa và ngân sa, vào bình hạng.

Nguyễn Văn Khoa

Nguyễn Văn Khoa người Khánh Hòa, nhà vốn giàu, lạc quyên làm bá hộ.
Tính hiếu hữu, thờ cha mẹ, cơm nước được đầy đủ sạch sẽ; áo chăn gối
chiếu mỗi năm tất thay 2 lần, rất là hoàn hảo. Cùng ở chung với anh em, rất
được hòa thuận. Người em muốn chia gia sản ra ở riêng, liền nhượng cho
em chỗ tết mà nhận chỗ xấu, tùy theo ý muốn của em, không có suy bì.
Phàm những việc quan hôn tang tế trong làng đều bỏ của giúp đỡ. Miếu
chùa cần lập thời bỏ của sửa sang, mỗi việc kể hàng nghìn. Gặp năm mất
mùa thời khuyên mẹ quyên nhiều tiền thóc ra cấp cho người nghèo. Tự.
Đức năm thứ 18 (1865), nêu ban biển ngạch hiếu tử và ngân sa, lại thưởng
cho người mẹ 1 tấm ngân bài.

QUYỂN 43

Đỗ Trọng Ngoạn

Người huyện Siêu Loại, tỉnh Bắc Ninh, dòng dõi làm quan đời tiền Lê. Lúc
nhỏ gặp loạn Tây Sơn, ẩn ở núi Hiên Đường làm nhà chỗ cây cối, lấy sách
vở làm vui, những sách cổ thư điển chương của nước ta đều sưu tập, chứa
cất, vui đạo chuộng chí. Chết năm 81 tuổi.

Tự Đức năm đầu (1848) Thị giảng viện Tập hiền là Phan Thúc Trực vâng
chiếu đi tìm những sách còn lại, Trực đến nhà, người con bèn đem ra những
quyển cất chứa đã lâu như: "Ngã Việt tiền đại chí thừa" và "Lê mạt dã sử sự
lục" được bao nhiêu tập. Thúc Trực đã được sách lại yên chỗ ở không tục
bổi hổi khen ngợi thán phục, nhân để lại bài thơ có cả tựa làm ghi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.