ĐẠI NAM LIỆT TRUYỆN - TẬP 4 - Trang 388

đổi lấy gạo rau, kịp lúc ra lấy thời cho vào tay áo đi, không có so sánh
nhiều ít, cứ như thế được mươi năm. Thức giả không rõ được tông tích.

Hiếu Ninh Hoàng đế (tức Túc tông, chúa thứ 7 đời Nguyễn)( Tức Nguyễn
Phúc Chú (1725-1738), nghe tin yêu mến là bậc chân thiền, cho tên hiệu là:
Tịnh Giác thiện trì đại lão thiền sư và đặt tên chùa là Linh Phong thiền tự.
Chùa lợp lá đổi lợp ngói, cho biển ngạch và đôi câu đối là: Hải ngạn khởi
lương nhân, vũ lộ phổ thiên tư phật độ; Linh Phong ngưng thụy khí, tường
vân biến địa ấm nhân gian (Nghĩa là: Bờ Giác kết lương duyên, mưa ngọt
khắp trời nhờ phật độ; Núi Linh đầy thụy khí, mây lành rợp đất phúc nhân
gi

Năm Hiếu Vũ Hoàng đế (tức Thế tông, chúa thứ 8 nhà Nguyễn (Tức
Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) thứ 3, xuống sắc cho triệu tới bàn lý luận
đạo Phật gần một tháng, rồi từ về, gia ơn cho áo cà sa và vòng ngọc móc
vàng 1 cặp để làm pháp phục, tỏ sự quí mến khác thường. Tới khi Tây Sơn
tiếm hiệu, Sơn ông đã về chầu Phật rồi. Các sơn tăng hội họp chôn cất, xây
tháp ở bên hữu chùa và ở tháp có đôi câu đối rằng:

Quyền thạch tiệm thành tiên, thản thản u trinh thường lạc độ;

Chúng lưu nan vi thủy, mang mang vô tế Đổng Đình thiên.

Nghĩa là:

Cất đá mới lên tiên, phẳng lặng bỗng yên nơi cực lạc;

Họp dòng khó nên nước, mênh mông không bến cảnh Đổng Đình).

Đến Thế Tổ Cao Hoàng đế (Gia Long) sau khi đại định thường có hỏi tới.
Minh Mạng năm thứ 7 (1826) cho chiếc áo cà sa mới may và móc vàng
vòng ngà 1 cặp để thờ, cùng lấy bạc ở trong kho 120 lạng sai sùng tu lại.
Trước đây nhà vua khó ở mới nằm ngủ chiêm bao thấy một lão tăng mặc áo
vỏ gỗ đứng cạnh bên giường hầu quạt, đến sớm mừng thấy yên, bèn đem

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.