ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 142

(Một đức Phật cần phải được xem trong nghĩa dharmatà (pháp tánh) vì các
vị lãnh đạo loài người chỉ có pháp thân mà thôi. Pháp tánh này không thể
biết đến, cũng vậy đức Như Lai)

Nàgàrjuna kết luận sự nhận xét của Ngài về tathàgatakàya bằng cách xem
tathàgata giống với Jagat (thế gian), hay thiên nhiên và tuyên bố rằng
tathàgata mà loài người hay các vị Bồ-tát quan niệm chỉ là một bimba (ảo
ảnh) của các thiện pháp chớ không phải tathàta hay tathàgata chân thật.
Một nhà biện luận như Nàgàrjuna không thể đi xa hơn để xác chứng sự
thật, chỉ có cách phủ nhận sự hiện hữu của các sự vật không thật có, kể cả
cái gọi là tathàgata, mà Ngài hướng đến sự thật tathàgatakàya, dharmakàya
chân thật.

Quan điểm về Dharmakàya được các nhà Duy thức học đặc biệt chú ý. Tập
Lankàvatàra khi diễn tả dharmakàya nói rằng đức Phật không có sở y
(Niràlamba) và vượt ngoài sự nhận thức của năm căn, các bằng chứng và
dấu hiệu và như vậy vượt ngoài vòng nhận thức của hàng Thanh văn, Ðộc
giác hay các vị không phải Ðại thừa. Thân này chỉ có thể tự chứng ở tự
thân mình. Tập Sùtràlankàra goiï là Svàbhàvika Dharmakàya (tự tánh pháp
thân), đồng nhất cho tất cả đức Phật rất tế vi, không thể hiểu thấu và thường
hằng. Tập Trimsikà giải thích dharmakàya như là một sở y, được thay đổi
(asraya đây chỉ cho àlayavjnàna = a lại gia thức), sự thay đổi được thành
hình nhờ trí và sự diệt trừ phiền não chướng và sở tri chướng. Bài Àloka về
tập Abhisamayàlankàrakàrikà cũng giải thích Dharmakàya một cách tương
tự. Theo tập này, có hai loại Dharmakàya, một là các pháp Bồ đề phận và
các pháp khác, những pháp này thanh tịnh và tạo tác ra trí tuệ thanh tịnh
(nisprapancajnànàtmakà); hai là àsraya được thay đổi của những pháp ấy và
được gọi là Svadhàvakàya (Tự tánh thân). Giáo sư Stcherbatsky giúp chúng
ta với những tin tức gần như tương tự mà chúng ta tìm thấy trong tập
Àloka, nhưng từ tài liệu nào thì giáo sư không cho biết. Giáo sư nói rằng:
"theo các nhà Tiền duy thức, Dharmakàya được chia thành Svabhàvakàya
(Tự tánh thân) và Jnànakàya (Trí thân); Thân đầu là tánh chất thường còn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.