ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 147

GIÁO LÝ NIRVÀNA (NIẾT BÀN)

PHẦN MỘT

Ðiểm sai biệt căn bản qua giáo lý Tiểu thừa và Ðại thừa, được tập
Saddharma-pundarìka đề cập là quan điểm về Niết bàn.

Niết bàn Tiểu thừa (1): Giải thoát khỏi đau khổ (Dukkhatà)

Các nhà Tiểu thừa xem mình bị chi phối bởi ba loại khổ:

- Dukkha-dukkhatà: Khổ khổ, đau khổ do những nguyên nhân tâm lý hay
vật lý.

- Samskàra-dukkhatà: Hành khổ, đau khổ vì phải bị sống chết chi phối.

- Viparinàma-dukkhatà: Hoại khổ, đau khổ vì sự thay đổi từ lạc thọ thành
khổ thọ.

Nhà Tiểu thừa tìm sự giải thoát khỏi những đau khổ này đã gắn liền vào
cuộc sống trong ba giới: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới (gồm cả sáu
đạo), nhờ chứng được định lý Duyên khởi, bốn sự thật, tánh vô thường, vô
ngã của vạn vật và những sự đau khổ do vạn vật hướng đến.

Tập Pundarika công nhận nhiều đệ tử đức Phật đã chứng quả A-la-hán hay
Niết bàn nhờ chứng được tánh vô ngã của năm uẩn (sắc, thọ v.v...). Các nhà
Tiểu thừa công nhận Niết bàn của mình gồm sự giải thoát khỏi ba loại đau
khổ gắn liền với đời sống trong ba giới. Như vậy, theo quan niệm của Tiểu
thừa, chúng sanh được giải thoát nhờ chứng Niết bàn giới không có dư y gì.
Các tập Pàli, thuộc Tam tạng hay hậu Tam tạng đồng ý trên quan điểm cho
rằng sự giải thoát ấy được thành tựu nhờ chứng tánh vô thường, khổ, vô
ngã cùng tánh duyên khởi của sự vật vạn hữu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.