ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 148

Ðiểm mà các nhà Ðại thừa cố gắng nêu lên là các nhà Tiểu thừa chỉ chú
trọng chứng ngộ Nhơn không (Pudgala-nairàtmya), chứ không nghĩ đến
Pháp không (Dharma-nairàtmya) (1). Theo các nhà Ðại thừa, sự chứng ngộ
này của các nhà Tiểu thừa không đưa đến sự thật tuyệt đối và chỉ đưa đến
một giai đoạn nửa chừng, và do vậy các nhà Tiểu thừa không thể được xem
là đã chứng Niết bàn (2). Tuy vậy, các nhà Tiểu thừa vẫn tự xem là đã
chứng Niết bàn khi tự biết khỏi phải tái sanh, vì đã sống theo phạm hạnh và
chứng Nhơn không. Có người nghĩ rằng, như tập Lankàvatàra (3) trình bày,
Niết bàn chứng đạt được nhờ hiểu biết cái gì thật là ngã hay ngã tánh; có
người lại nghĩ, Niết bàn chứng được nhờ thể nhập vào sự thật, mọi vật đều
tùy thuộc nhân duyên. Sự thật, như tập Lankàvatàra ghi thêm, không có
giải thoát thật sự nếu không chứng được Pháp không. Như vậy, các nhà
Tiểu thừa chưa phải thật sự giải thoát. Những vị này bị nổi lên chìm xuống
bởi laksana (tướng) của sự vật, như khúc gỗ bởi sóng biển.

Từ Nimitta (tướng) đến Animitta (vô tướng)

Theo tập Sùtràlankàra, các nhà Tiểu thừa chỉ dùng Nhân tướng (pudgala-
nimitta) để làm đối tượng thiền định, nên chỉ chứng Thanh văn giác hay
Ðộc giác chứ không chứng chánh đẳng giác. Chánh đẳng giác chỉ chứng
được khi nào dùng Pháp tướng (Dharmanimitta) làm đối tượng tu hành (4).
Các hàng Thanh văn phân biệt vật có tướng (nimitta) và vật không tướng
(animitta), và cố gắng khiến tâm xa lánh mọi tướng và hướng tâm chứng
được vô tướng (animitta) và cuối cùng chứng được vô tướng này. Các nhà
Ðại thừa nghĩ rằng quan niệm nhị nguyên của sự vật không thể đưa đến
moksa (giải thoát). Các vị này không biết gì khác ngoài Tathatà (chơn như).
Do vậy, một nimitta cũng giống như một animitta, và nhờ vậy tri kiến của
những vị này chỉ dựa trên chơn như nên vượt khỏi mọi phân biệt hay nhị
nguyên (dvayagràha-vivarjitam). Các nhà Tiểu thừa phân biệt giữa tướng
và vô tướng, và xem một người chứng animitta (vô tướng= Niết bàn) nhờ
suy tư trên Animitta-dhàtu (vô tướng giới) và tách rời tâm mình khỏi mọi
vật có tướng. Từ nơi điểm này, tập Sùtràlankàrà (5) nói đến phương pháp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.