ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 154

Niết bàn theo những tác phẩm Ðại thừa đầu tiên.

Theo tập Pundarìka (Pháp Hoa), Niết bàn Tiểu thừa là một cảnh giới tịnh
lạc và một sự giải thoát khỏi cái phiền não (Kilesa). Tập này nói thêm, có
thể có người xem lối sống này là Niết bàn và xem tư tưởng và hành trì của
các nhà Tiểu thừa là chân chánh. Ðể ngăn chận sự hiểu lầm ấy, tập này
tuyên bố chỉ có một Niết bàn mà thôi, không hai không ba, và Niết bàn ấy
chỉ có thể chứng được nhờ nhận thức vạn pháp là bình đẳng
(sarvadharmasamatàvabodhàt (25). Quan điểm về Samatà (Bình đẳng tánh)
được giải thích đầy đủ trong tập Sùtràlankàra va có năm nghĩa chính: tập
này nói rằng một loài hữu tình sau khi hiểu được bình đẳng tánh trí của sự
vật và chứng được pháp Vô ngã sẽ thấy rằng trong những đời sống tiếp tục
của mình hay của người khác không có sự sai khác giữa tánh vô ngã và khổ
và ước vọng diệt trừ đau khổ cho mình và cho người khác đều giống nhau
và phương thuốc trị bịnh cho mình và cho người khác cũng giống nhau và
trí tuệ do các vị Bồ-tát và do tự mình chứng được cũng giống nhau.

Tập Lankavatàra (26) giải thích bình đẳng tánh (Samatà) như sau: bình
đẳng về thế giới sanh tử Samsàra và sự diệt trừ sanh tử (Niết bàn) nghĩa là
đau khổ với Niết bàn có sự liên hệ giống như ngọn sóng và nước. Tập
Pancavimsatì (27) giải thích samatà dùng hư không (àkàsa) làm thí dụ. Tập
này nói rằng hư không không có phương hướng như Ðông hay Tây; không
có quá khứ, hiện tại hay vị lai; không tăng, không giảm; không nhiễm ô hay
thanh tịnh. Hư không không có sanh, không có trú hay không có diệt.
Không thể là một đối tượng để suy tư, không thể được nghe hay được thấy,
không thể biết hay không biết. Hư không không liên hệ gì với Dục giới, Sắc
giới hay Vô sắc giới, với tham trước hay không tham trước, với sân hay
không sân v.v... Hư không không quan tâm đến những cittolpàta (phát tâm
để chứng Bồ đề), Bhùmi (địa), những giai đoạn trên con đường phát triển
tâm linh, Phala (Thánh quả) và những quan niệm về lạc, khổ, an tịnh, hy
hữu v.v... Như vậy gọi là bình đẳng tánh (samatà) của hư không. Sự vật ở
trong đời cần phải được nhìn với nhãn quan này. Theo tập Pancavimsati,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.