ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 157

kiện là trong năm uẩn, thức uẩn (vinnàna) là uẩn tích cực nhất và đóng vai
trò chính yếu tác thành một loài hữu tình (nàma rùpa: Danh sắc). Danh sắc
do duyên hành (Sankhàrà) mà sanh, và hành do vô minh sanh. Theo Ngài
Buddhaghosa , lòng tin có một ngã khởi lên với Upàdàna (thủ), vòng
chuyền thứ chín trong sợi giây chuyền nhân duyên. Như vậy, xung quanh
Upàdàna (thủ) xoay vần sanh và diệt của đời sống ở thế gian. Lòng tin có
một ngã (ahankàra) chỉ là quan niệm sai lầm của những người thiếu huấn
luyện tin rằng một trong năm uẩn là ngã (attà). Lòng tin này tương đương
với quan niệm sai lầm về Ahankàra như các luận sư Sàmkhya và Vedànta.
Quan niệm về ngã (attà) như vậy cũng đều là ảo tưởng như quan niệm
ahankàra của hệ thống triết học Bà-la-môn.

Phụ đính của Ngài Thế Thân vào chương tám của tập Abhidharmakosa và
phần đầu của tập Kathàvatthu đã so sánh rất nhiều quan điểm nguyên thủy
của đạo Phật về lý thuyết linh hồn hay ngã. Sự thật trong các tập Nikàyas,
sự hiện hữu của linh hồn hay ngã không bị phủ nhận một cách cương quyết
khi trả lời những câu hỏi thẳng về vấn đề này (28). Theo quan điểm của các
Phật tử nguyên thủy, không có một pháp được gọi là linh hồn hay ngã, theo
ý nghĩa truyền thống của chữ này trước khi Phật giáo được thành lập, nghĩa
là một thực thể thường còn bất biến. Ông Shwezan Sung đã nói: "Trong đạo
Phật, không có người hành động ngoàisự hành động, không có người suy tư
ngoài sự suy tư. Nói một cách khác, không có chủ thể nhận thức sau tâm
thức. Trong đạo Phật, chủ thể không phải là một đối tượng nhận thức,
thường còn mà chỉ là một trạng thái tâm thức tạm bợ". Quan điểm này
giống với quan điểm của Bergson về tâm, linh hồn, tinh thần hay bản ngã.
Theo Bergson, tâm hay linh hồn "không phải một thứ thực thể thường còn,
có thực chất, mà từ đó các trạng thái tâm thức được kết liền nhau như với
một sợi dây ... các trạng thái tâm thức tự nơi mỗi trạng thái là một tâm thức
toàn diện trong một giai đoạn của sự diễn tiến không ngừng của tâm thức.
Chúng không phải là những phần hay những mảy mún của tâm, thành phần
của một tiếp tục vô tận, mà không có lý do gì, chúng ta xem như là một
phần tử và gọi nó với một tên riêng biệt" (29).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.