ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 158

Trong đạo Phật, quan niệm về linh hồn như một ngã thể vĩnh cửu không
những sai lầm, mà còn tác động như một chướng ngại cho sự hiểu biết về
tánh giả tạm và vô thường của sự vật ở đời. Khi đạo Phật mới ra đời, danh
từ Atman đã trở thành rất phổ thông với những đặc tánh do các luận sư của
tiền upanishad gán cho, đến nỗi các Phật tử không biết gì làm hơn ngoài sự
phủ nhận hoàn toàn càng nhiều càng tốt sự có mặt của Atman để gột sạch
khỏi tâm trí của quần chúng mọi tư tưởng đã ăn sâu bám rễ; ngoài ra, đạo
Phật đươc xây dựng với tiền đề (premises) rằng mọi sự vật, ngoài Niết bàn,
là ảo ảnh, cho nên không thể có một linh hồn chân thực, nhưng đạo Phật
không thể từ chối danh từ Atman, vì các tác phẩm đạo Phật có nói đến các
luận sự Phật giáo sẽ dùng các danh từ phổ thông để trình bày giáo lý của
mình. Các vị này muốn nhấn mạnh vào tâm trí dân chúng rằng có sự tiếp
tục các Khandha (uẩn), duy trì bởi Nghiệp (Karma), nhưng không có gì
thường còn, bất di bất dịch và bất hoại để liên tục sự tiếp nối ấy. Giáo sư
Stcherbatsky diễn tả như sau: "Một pudgala (ngã nhân) mà các hệ thống
khác tưởng tượng là sự hiện hữu của một nguyên tắc tâm linh thường còn,
một linh hồn (atman), sự thật chỉ là một tổng hợp những pháp hay sức
mạnh (samskàrasamùha) và một giòng tâm thức (Santàna). Ngã nhân
ấykhông chứa đựng gì thường còn hay chắc thật. Pudgala ấy là vô ngã"
(30). Ðịnh nghĩa của linh hồn này đã đánh vào tận gốc mọi quan niệm của
môt thức thể thường còn và hoàn toàn giúp đỡ mục đích của đạo Phật,
nghĩa là nêu rõ không có gì trường cửu chắc thật ở trên đời này để mà bám
víu, và vì vậy con người cần phải tạo một tâm trí để hướng đến Niết bàn,
không cần phải bám víu một cái gì trong giai đoạn trung gian.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.