ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 159

BỐN ÐƯỜNG HƯỚNG GIẢI THÍCH TRONG
CÁC TẬP NIKÀYAS

Những học giả căn cứ vào văn học Phật giáo bài bác quan niệm linh hồn
hay ngã thể thường quá dựa vào danh từ mà không tìm hiểu, vì nguyên
nhân gì phải bác bỏ quan niệm linh hồn, tại một địa điểm nào và để trả lời
cho một người đặc biệt nào. Cho nên các vị này thường cho các Phật tử
nguyên thủy không công nhận sự hiện hữu của linh hồn. Vì vậy sự giải
thoát cuối cùng của các vị hiền thánh được xem như một hủy diệt hoàn
toàn, hay phủ nhận sự hiện hữu của đời sống. Lại có một số học giả, không
bao nhiêu trong những học giả đầu tiên, đã quan niệm Niết bàn không phải
hủy diệt, mà là một trạng thái khó lòng diễn tả, tương đương với trạng thái
Brahman của Vedanta. Tất cả những học giả này, hoặc xem Niết bàn như là
đoạn diệt hay một đời sống trường cửu không thể diễn đạt, thường công
nhận đức Phật là đa nghi, người chủ trương trí người không biết được tuyệt
đối, không chịu trả lời dứt khoát những vấn đề siêu hình, như có linh hồn
hay không, hay Niết bàn là gì. Như vậy quan điểm của các học giả có thể
phân loại như sau:

- Niết bàn là đoạn diệt hoàn toàn; - Niết bàn là một trạng thái vĩnh cửu,
vượt ngoài ức đoán và không thể diễn tả. - Niết bàn là một vấn đề bất khả
thuyết. Ðức Phật tránh không trả lời.

Chúng ta có thể thêm giải thích sau này của Ngài Buddhaghosa:

- Niết bàn là một tâm thức trường cửu trong sạch và vô biên.

Các tập Nikàyas, một nguồn tài liệu phức tạp từ nhiều thời gian và xuất xứ
khác nhau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.