thể thấy rõ hay khám phá được trong những đoạn văn của Tạng ấy. Lời
chống đối có vẻ hợp lý, nhưng các sự kiện không phải vậy. Giáo sư Poussin
đã khám phá trong tập Nikàyas nhiều đoạn văn được phái Nhất thế hữu bộ
trích dẫn để bênh vực quan điểm của mình, còn bà Rhys David và ông
Sung tìm được nhiều câu trích dẫn của phái đối lập Thượng tọa bộ trong
tạng Pàli, và tạng này thuộc phái Thượng tọa bộ. Sự kiện này nêu rõ sự kiết
tập kinh tạng Pàli không dựa trên những định kiến học phái và các nhà kiết
tập tam tạng Pàli đã sưu tầm tất cả những lời dạy tìm được, có lẽ ngoại trừ
những gì trái ngược với sự tin tưởng và giáo điều của chính học phái mình.
Và những vị này lấy cớ là không chính thống để loại trừ những đoạn ấy.
Nay phần lớn mọi người đều hiểu rằng mỗi Nikàyas được sưu tập và phát
triển bởi một số người gọi là Bhànaka (Ðộc tụng giả), chú trọng đặc biệt
vào một kinh điển. Ngài Buddhaghosa , dù thuộc phái Thượng tọa bộ, cũng
công nhận rằng các Bhànaka ấy vẫn không đồng ý kiến về sự sử dụng và ý
nghĩa của một số danh từ chuyên môn. Như vậy, chúng ta thấy cho đến các
vị chính thống ủng hộ Tam tạng Pàli, cũng tin rằng các tập Nikàyas không
hoàn toàn đồng ý trong những giải thích và định nghĩa. Chúng ta cũng phải
nhờ tập Kosa có ghi nhận rằng nhiều kinh điển (Sùtra) đã bị mất, nhiều
kinh điển có nhưng thay đổi tế nhị và nhiều tư tưởng mới bao quanh những
kinh điển ấy, đến nỗi những phụ đính có một dụng ý sai khác với những
giáo lý chính.
Niết bàn, một trạng thái không thể nghĩ nghì, một tâm thức vô biên
Vì sự phức tạp này của các tài liệu, nên có thể lựa chọn một số đoạn văn
trong các tập Nikàyas để dẫn chứng cho bốn quan niệm về Niết bàn vừa
mới đề cập đến. Những đoạn văn tả Niết bàn như là đoạn diệt, nếu đọc với
các đoạn khác tả Niết bàn như một trạng thái không thể nghĩ nghì, có thể có
một ý nghĩa khác với ý nghĩa đoạn diệt. Như giáo sư Keith có nêu rõ ví dụ
một ngọn lửa được dập tắt, một trong nhiều ví dụ được các học giả đề cập
để chứng tỏ Niết bàn là đoạn diệt, ví dụ này được kinh Aggivacchagotta nói