đến để nêu rõ Niết bàn không phải đoạn diệt mà chỉ là sự biến mất trong
một đời sống "sâu thẳm, vô lượng, khó có thể dò dẫm".
Ngài Buddhaghosa đề cập đến một hay hai đoạn trong tập Dìgha (I, 223) và
Majjhima Nikàya (I, 329) với một giải thích rất mới về Niết bàn. Ðoạn văn
ấy như sau:
Vinnànam anidassanam anan tam sabbato pabham Ettha àpo ca pathavì tejo
vàyo na gàdhati, Ettha dìgham ca rassan ca anum thùlam subhàsubham
Ettha nàmam ca rùpan ca asesam uparujjhati Vinnànassa nirodhena etam
uparujjhati
Một thời, đức Phật khuyên một Tỷ kheo nên hỏi như sau: "Có một chỗ nào
mà địa, thủy, hoả, phong không có chân đứng, một chỗ nào mà dài và ngắn,
thiện và ác, danh và sắc được diệt trừ hoàn toàn?" Chớ đừng có hỏi: "Có
chỗ nào mà bốn Ðại chủng được diệt trừ hoàn toàn?" (Câu trả lời trên đáp
câu hỏi này) "Chính thức, không thể thấy, vô biên, sáng chói mọi phía, tại
chỗ này những phân biệt kể trên được diệt trừ và cái thức (hữu vi) sau khi
diệt, sẽ biến mất".
Ngài Buddhaghosa , khi giải thích đoạn này nói rằng thức đầu chỉ cho Niết
bàn, còn thức hai chỉ cho thức uẩn trong năm uẩn. Hình như lời giải thích
của Ngài dựa trên vài đoạn trong các tập Nikàyas. Trong tập Samyutta-
Nikàya, (III, tr.124) đức Phật đề cập đến Tỷ kheo Vakkali đã nhập Niết bàn,
nói rằng Ác ma đi tìm thức của Vakkali vừa mới tạ thế và tiên đoán Ác ma
sẽ thất bại vì Vakkali đã tạ thế (parinibbuto) với một Vinnàna (thức) không
thể xác nhận vị trí (Apatitthita). Chữ Apatitthita được giải thích trong tập
Samyutta Nikàya như là một thức không đòi hỏi một y xứ nào (patitthà hay
àrammana) để sanh khởi. Nó chỉ phát sanh khi nào tham ái đối với sắc uẩn
và 4 uẩn khác được trừ diệt. Thức này vô vi, không tăng trưởng, thoát ngoài
sự chi phối của nhơn duyên và do đó được giải thoát. Vì được giải thoát
nên được thăng bằng; nhờ thăng bằng nên được hoan hỷ, nhờ hoan hỷ nên
không sợ bị thay đổi tệ hại hơn, vì không sợ nên chứng được Bát Niết bàn.