Khi giải thích đoạn này, Ngài Buddhaghosa lại nói rằng một vị A-la-hán
không bao giờ có Mannana (ý niệm) gì về bốn Ðại hay Niết bàn, hay bất cứ
một đối tượng gì mà một phàm phu (puthujjana) hay một Khìnàsava (lậu
tận) nhưng chưa phải là A-la-hán thường hay có. Ngài Buddhaghosa như
vậy cố gắng muốn nêu rõ Niết bàn là không thể nghĩ nghì, vô biên và sự cố
gắng để thành lập một sự liên lạc nào giữa Niết bàn và một loài hữu tình là
một sự mê mờ của tâm trí. Ngài bắt buộc phải nói rằng diễn tả Niết bàn như
vậy là một sự miễn cưỡng để đối trị với những biện luận về Brahmà (Phạm
thiên), với ẩn ý cho rằng những lời tuyên bố như vậy cũng khó chấp nhận,
vì Niết bàn không thể nghĩ nghì. Từ những giải thích các đoạn văn trong
các tập Nikàyas như vậy và từ sự trình bày về Niết bàn của Ngài trong tập
Visuddhimagga về sau, chúng ta thấy rõ Ngài không ủng hộ Niết bàn như
một sự đoạn diệt mà xem Niết bàn như một trạng thái siêu phàm, không thể
diễn tả.
Sự thật, không thể có một học phái đạo Phật nào tán thán đoạn diệt và như
vậy các nhà học giả ủng hộ đoạn diệt không dựa trên những bằng chứng cụ
thể. Giáo sư Lavallee Poussin đã chỉ trích với đầy đủ chi tiết các quan điểm
của các học giả này. Ông trình bày ý kiến đại cuơng những vị này, nêu lên
những yếu điểm với một bài trường luận về Niết bàn (Etudes sur l'histoire
de religions, 1925). Vì tác phẩm của ông có đề cập đến phần lớn các ý kiến
về Niết bàn của những vị đi trước ông, nên chúng ta khỏi phải đề cập đến
nữa. Với mục đích hiện tại, chỉ cần nói đến quan điểm của ông và của hai
giáo sư Berriedate Keith và Stchserbatsky, ba vị giải thích mới nhất về vấn
đề này.
Giáo sư La Vallee Poussin với Niết bàn
Giáo sư LaVallee Poussin bắt đầu với lời phân biệt đạo Phật thành hai phái,
đạo Phật quần chúng và tín ngưỡng, và đạo Phật tu sĩ và mật giáo. Ðạo Phật
đầu dành cho cư sĩ và đạo Phật thứ hai cho người tu hành. Ðạo Phật quần
chúng và tín ngưỡng giới thiệu hy vọng môt thiên đường cho hàng cư sĩ.