(Dìgha I, tr.223) để chứng mình rằng có nhiều đoạn trong các tác phẩm
Phật giáo nguyên thủy đi ngược lại với những kết luận của giáo sư
Stcherbatsky. Nếu Niết bàn là an lạc tối thượng (paramasukha), một trú ẩn
an tịnh hoàn toàn (santivarapadam), một đối tượng để chứng ngộ
(sacchikiriyà), thời dễ dàng hơn chấp nhận quan điểm của giáo sư Poussin,
Niết bàn là một đời sống thiên đường có thể tưởng tượng được, hơn là chấp
nhận quan điểm của giáo sư Stcherbatsky, xem Niết bàn như là sự diệt tận
các pháp hữu vi, một đời sống như cục đá không có tưởng.
Tóm lại, giáo sư Stcherbatsky biến đức Phật thành một nhà duy vật và một
nhà đoạn diệt (Ucchedavàda) mà chính đức Phật đã cực lực bác bỏ. Giáo sư
Stcherbatsky công nhận sự mâu thuẫn về quan điểm của mình, và cố gắng
thoát khỏi sự mâu thuẫn ấy, với sự giải thích rằng tánh cách duy vật và
đoạn diệt của đức Phật có chịu nhiều biến đổi, vì các pháp tác thành con
người không phải chỉ vật chất mà thôi mà còn cả tinh thần nữa, và như vậy
theo ông, đức Phật không phải là nhà duy vật thuần túy như Càrvakas hay
như Ajita Kesakambalin và Pakudha Kaccàyana, mà chỉ có một phần nào
thôi. Ðức Phật cũng không phải là nhà đoạn diệt thuần túy, vì theo ông, đức
Phật nhấn mạnh về tầm quan trọng của giới luật đức Phật xem chúng sanh
là một chỗ tập nhóm của những phần tử vô thường, đi ngang một số đời
sống, do định luật luân lý chi phối, cuối cùng đi tới sự đoạn diệt, hay nói
một cách khác, chứng Niết bàn hay sự tử vong vĩnh cửu. Do vậy, theo giáo
sư Stcherbatsky, Uccheda hay đoạn diệt, hiện khởi, không phải sau một đời
mà sau nhiều đời.
Quan điểm của giáo sư Keith về Niết bàn
Dựa trên các đoạn văn của các tập Nikàya, trong ấy Niết bàn được chấp
nhận như một sự kiện không thể nghĩ nghì, bất sanh, không bị tạo tác, vô
vi, v.v... sự diễn tả này được các tác phẩm của Ngài Long thọ nói lại - và
dựa trên những cuộc luận đàm trong văn học Phật giáo về sự hiện hữu của
đức Phật khi Ngài ở đời hay sau khi tịch diệt. Dựa trên hai sự kiện ấy, giáo