ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 169

sư Keith nghĩ rằng quan điểm trung đạo có thể tìm thấy trong các tập
Nikàya và có những "xác chứng tích cực của một thực tại trên đời sống
thực tế hiện tại". Giáo sư nói thêm "Bài thuyết pháp vĩ đại ở Ba la nại về
những đặc tánh của vô ngã không có phủ nhận bằng những danh từ rõ rệt
sự hiện hữu của một thực tại khác, thoát khỏi những quyết định kinh
nghiệm hiện tại, và như vậy thực tại ấy có thể xem như thật sự hiện hữu".
Dù giáo sư Keith nghĩ rằng quan điểm của một nhóm trong những vị đệ tử
đầu tiên về sự "hiện hữu của một sự thật tuyệt đối đáng được ủng hộ" và
những đoạn văn hay danh từ có thể tìm thấy trong các tập Nikàya, có những
mầu sắc và mùi vị Bà-la-môn Upanisads hay Mahàbharata, giáo sư cũng
nêu lên một điều khoản rằng dựa trên những trùng hợp ấy, thật không đúng
nếu nói rằng Niết bàn Phật giáo là "hoàn toàn tương ứng với Brahman", vì
rằng các Phật tử, như các tín ngưỡng mới, phần lớn bị bắt buộc bỏ rượu của
mình trong những ve chai cũ". Ông cũng không phải không biết rằng có rất
nhiều bằng chứng trong các tập Nikàya chứng minh rằng đức Phật là một
nhà đa nghi thực sự, dù cho giáo sư không thích lắm quan điểm này. Tóm
lại, giáo sư Keith xem rằng các tập Nikàya không dạy đoạn diệt hay một sự
tử vong vĩnh cửu.

Giáo sư tìm thấy trong Niết bàn một khía cạnh tiêu cực của sự tuyệt đối hay
chơn không và không xem Niết bàn như Brahman của các tập Upanisad
hay của các nhà Vệ đàn đà. Giáo sư Poussin có thể chấp nhận quan điểm
này nếu được xem như là quan điểm Ðại thừa về Niết bàn, vì theo giáo sư
Poussin, Niết bàn Tiểu thừa là một sự kiện rõ ràng và thực tại, một thực tại
có thể cảm xúc được. Giáo sư Stcherbatsky vượt lên trên mọi phân vân và
xác nhận rằng Niết bàn Tiểu thừa là sự chết vĩnh cửu, còn Niết bàn Ðại
thừa là sự sống vĩnh cửu, và Niết bàn Ðại thừa giống như nhất nguyên hay
Advaita Brahman (Phạm thiên bất nhị) của các nhà Vệ đàn đà. Dù cho giáo
sư Stcherbatsky có vẻ thiên vị Ngài Thế Thân và Long Thọ, nhưng ông
không có lý do gì để biện minh sự phủ nhận hay bỏ qua những đoạn văn
trong các tập Nikàya giải thích Niết bàn khác với Ngài Thế Thân. Quan
điểm của giáo sư Poussin cho rằng "có nhiều triết lý Trung quán trong kinh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.