sư Poussin có lý do khi xem Diệt Thọ Tưởng Ðịnh cao nhất là một tiền vị
của Niết bàn ở đời này, nhưng ông không có lý do gì khi xem thân của vị
Thánh có đuợc cảm giác tịnh lạc ấy.
Các tập Pàli đều có những định nghĩa rất rõ ràng về thiền định cao nhất này.
Trong kinh Mahà parinibhàna, đức Phật vào thiền định trước khi nhập Niết
bàn, khởi lên từ thiền định thấp nhất lên thiền định cao nhất là Diệt Thọ
Tưởng Ðịnh, và khi vào thiền định này, Ngài Ananda, vì chưa chứng quả
nên tưởng đức Phật đã từ trần (nhập Niết bàn). Ðây là thiền định cao nhất
mà một đệ tử có thể chứng được, trạng thái của một người nhập định này
gần giống như trạng thái của một người chết. Tập Samyutta Nikàya (IV,
tr.293) tả sự sai khác như sau: "Mọi hoạt động đều dừng hẳn trong một
người chết cũng như người chứng thiền định cao nhất này, nghĩa là: 1)
Thân nghiệp (kàyasankhàro), như hơi thở ra vào, 2) Khẩu nghiệp
(vacisankhàro), như suy tư và biện luận, và 3) Ý nghiệp (cittasankhàro),
nghĩa là tưởng và thọ. Thọ mạng (àyu) của người nhập thiền chưa diệt tận,
sức nóng (Usmà) của thân cũng vậy và các giác quan của người này ở trong
trạng thái thụ động. Còn đối với người chết, thời không còn thọ mạng,
không còn sức nóng, và giác quan của người này không còn hoạt động
được nữa. Trong Diệt Thọ Tưởng Ðịnh, vị Thánh không thể muốn xuất
định lúc nào cũng được. Trước khi nhập định, vị Thánh định trước giới hạn
thời gian vị ấy sẽ xuất định, và chỉ có thể xuất định trong khoảng thời gian
ấy. Thiền định này trong ấy mọi hoạt động về thân, khẩu và ý đều ngưng
hẳn, có thể so sánh với trạng thái của một người ngũ mê (susupti). Thiền
định này giống với quan điểm Upanisad về tiềm thức của một người đang
ngủ say, trong ấy không có nhận thức đối với ngoại giới cũng như đối với
nội giới. Các tập Pàli không có chỗ nào nói đến cảm giác tịnh lạc do thân
cảm thọ, ra ngoài tâm ý. Cảm giác tịnh lạc do một vị Du cảm thọ trong
thiền định cao nhất, khởi lên tự nội thân, chứ không phải do một sự xúc
chạm với một đối tượng vật chất ngoại giới.