Ðể chứng minh quan điểm của mình, Niết bàn là một sự chết vĩnh cửu, giáo
sư Stcherbatsky dựa trên một lời tuyên bố nữa trong kinh Mahàparinibbàna
và được tập Màdhyamika Vrtti sớ giải. Câu ấy như sau: "Pradotyasy eva
nirvànam vimoksas tasya cetasah", giáo sư xem chính các nhà Tỳ bà sa đã
chú giải câu này trong tập Vritti. Các nhà Tỳ bà sa, theo giáo sư, bác bỏ
thuyết abhàva của kinh bộ và xác nhận có một cái gì "trong ấy tham ái dứt
sạch", và không phải chỉ có "sự tham ái dứt sạch", như Kinh bộ đã tưởng.
Trong bài Sanskrit, không có chữ hay gợi ý nào về sự diệt tận tâm thức.
Vấn đề được đề cập chỉ là Trsnà (Ái). Tuy vậy giáo sư Stcherbatsky trong
bản dịch nói rằng mọi tham dục (kể cả tâm thức) đều được diệt trừ (khi
chứng Niết bàn). Có lẽ giáo sư thêm câu "cả tâm thức nữa" là vì câu kế tiếp
gợi ý "Yasmin sati cetaso vim okso bhavati". Ông dịch Cetaso vimoksah là
"tâm thức đoạn diệt". Thật không rõ ràng vì sao ông dùng chữ tâm thức thế
cho chữ tâm (ceta). Câu Pàli tương đương là: "Pajjotan’eva nibbànam vim
okso cetaso ahùti", được Ngài Anuruddha nói lên khi tả đức Phật nhập Niết
bàn. Ngài Buddhaghosa, khi giải thích câu này, nói rằng Vimokkho nghĩa là
giải thoát mọi triền cái ngăn cản giác ngộ và sự đoạn diệt ngọn lửa chỉ cho
trạng thái không hiện khởi. Giáo sư Stcherbatsky có thể có lý do khác để có
ý kiến như vậy, nhưng thật khó mà đồng ý với ông về sự kiện các Phật tử
nói chung, kể cả các nhà Thượng tọa bộ, xem Niết bàn như một thực thể
không sinh động. Trong tập Kathàvatthu và Dhammasanganì, Niết bàn
được tả là Acetasika. Bà Rhys David dịch là "không phải một tâm sở" hay
theo giáo sư Poussin, trạng thái "trong ấy tâm không hoạt động nữa". Ở đây
Acetasika không có nghĩa là một thực thể không linh động mà chỉ cho một
trạng thái trong ấy tâm cá nhân (manovijnàna= ý thức) hay Abhisankhàra
vinnàna của Ngài Buddhaghosa nghỉ không hoạt động. Vậy Niết bàn không
phải chết vĩnh cửu.
Giáo sư Stcherbatsky khi giải thích Niết bàn như một sự chết vĩnh cửu đã
quan trọng hóa ảnh hưởng Số luận đến đạo Phật. Ông xem các nhà Tỳ bà sa
giống như các nhà Số luận, trừ quan điểm Purusa của Số luận. Ông nói Niết
bàn là một thực thể không linh động, tương ứng với Prakrti (vật thể không