ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 174

biến dị) của Số luận. Thái độ của giáo sư Stcherbatsky có thể tóm tắt nhu
sau: Thế giới hiện tượng phát xuất từ Niết bàn, sẽ trở về Niết bàn bằng cách
diệt trừ vô minh và Niết bàn giống như năm uẩn trong trạng thái căn
nguyên chưa biến dị của chúng. Quan điểm này không được Tam tạng và
hậu tam tạng ủng hộ. Các vị Nhất thế hữu bộ khi kể các pháp, kể luôn Niết
bàn là Asamskritadhàtu (Vô vi pháp), có mặt với các pháp tác thành một
chúng sinh. Các nhà Thượng tọa bộ cũng xem năm uẩn chỉ là sự tập họp
của năm giới (dhàtu) và chính sự tập họp của năm pháp này tác thành một
chúng sinh. Cả hai Nhất thế hữu bộ và Thượng tọa bộ đều tuyên bố rất rõ
ràng là một chúng sinh được 72 pháp hay 5 uẩn tác thành, trải qua nhiều
đời nhiều kiếp cho đến khi vô minh được diệt trừ, chúng sinh sẽ nhập lại
pháp vô vị hay Niết bàn, và đây là một pháp thực sự có tồn tại. Theo phái
Số luận, sự giải thoát (moksa) của một chúng sinh có nghĩa là chúng sinh
ấy nhận chân được sự kiện là Purusa và Prakrti luôn luôn tách rời nhau
(vivekakhyàti) chứ không phải bởi một chúng sinh trải qua từ trạng thái
hữu vi đến trạng thái vô vi. Theo Số luận, một vị giải thoát là một trong vô
lượng Purusa, còn theo đạo Phật, vị ấy sau khi chết không phân biệt được
với Niết bàn. Sự tương đồng giữa Số luận và đạo Phật nguyên thủy là
Prakrti (vật không biến dị) của Số luận tương đương trong hình thức biến dị
của nó với năm uẩn chứ không phải với Niết bàn như giáo sư Stcherbatsky
đã nghĩ đến. Nếu chúng ta muốn tìm một tương đương với Niết bàn trong
Số luận thời có thể là trong Purusa nếu vô lượng Purusa là một
Asamskrtadhàtu (vô vi pháp).

Niết bàn giới có phải là một vastu không?

Dựa trên tập Visuddhimagga và Abhidharmakosa, giáo sư Poussin xem
Niết bàn như một vastu (một sự vật), một thực thể, do thân thể cảm nhận
trong thiền định cao nhất (Diệt Thọ Tưởng Ðịnh), còn giáo sư Stcherbatsky,
đúng theo thích nghĩa của giáo sư về Niết bàn, nói rằng Niết bàn là một
thực thể (dharma hay vastu), đúng theo nghĩa một thực thể vật chất không
sinh động, giống như Prakrti của Số luận. Sự sắp xếp Niết bàn vào pháp vô

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.