ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 176

"Nibbànam nibbànato sanjànàti, nibbànam nibbànato sannatvà nibbànam
mannati, nibbànasmim mannati, nibbànato mannati, nibbànam meti
mannati, nibbànam abhinanadati ti" (Nó biết Niết bàn là Niết bàn; biết được
như vậy, nó nghĩ đến Niết bàn, nghĩ (tự mình) trong Niết bàn hay ra khỏi
Niết bàn, nghĩ rằng Niết bàn là của mình và hoan hỷ đối với Niết bàn).

Ngài Buddhaghosa, khi bàn đến đoạn này, nói rằng quan điểm của phái
Pubbaseliyas là do một sự kết luận bất cẩn, và đoạn văn trên nói đ?n thế
gian Niết bàn chứ không phải Niết bàn thật sự, và như vậy không thể đúc
kết nơi đây. Quan điểm của Ngài Buddhaghosa có thể không được mọi
người chấp nhận, nhưng nêu rõ rằng, dù Thượng tọa bộ có xem Niết bàn là
Amata (bất tử) nhưng không được xem như một Pràvya (thực vật), dù Niết
bàn có thể dùng như một àrammana (đối tượng) để tu thiền.

Tóm tắt quan điểm nguyên thủy Phật giáo về Niết bàn

Kết quả sự nghiên cứu của tôi về sự giải thích Niết bàn trong các tập Tiểu
thừa và Ðại thừa có thể tóm tắt như sau: Các tập của Phật tử nguyên thủy
trình bày Niết bàn trong ba phương diện luân lý, tâm lý và siêu hình.

1/- Luân lý. Quan điểm luân lý về Niết bàn được một số lớn các tập Pàli và
các bài viết của học giả cận đại chú ý tới nhiều. Các tập Nikàyas đầy rẫy
những danh từ và những đoạn văn nói đến phương diện luân lý của Niết
bàn, nhiều cho đến nỗi tiến sĩ Stede cho đến năm 1923 đã viết: "Niết bàn
độc nhất chỉ là một trạng thái luân lý, chứng được trong đời sống này bởi
những phương pháp luân lý, thiền định và trí tuệ". Như vậy Niết bàn không
phải siêu thế gian. Quan điểm này không được các sự kiện ủng hộ. Trong
suốt các tập Nikàya, Niết bàn được diễn tả như sự đoạn trừ (khaya) của
tham (Ràga), sân (dosa) và si (moha), ái (tanhà), các hành (sankhàrà),thủ
(upàdàna), các lậu (àsava) và phiền não (kilesa), hữu ái (bhava), sanh (jàti),
già chết (jaràmrana) và như vậy mọi đau khổ (dukkha). Khi tả phương diện
tích cực của Niết bàn, các tập Nikàya diễn tả Niết bàn như một trạng thái
cực lạc (acccantasukha), bất tử (accuta), kiên trì (acala, dhìra), an tịnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.