ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 175

vi với hư không vô vi và sự so sánh Niết bàn với sự không khiến chúng ta
nghĩ Niết bàn như một sự vật (vastu, dhàtu), như hư không. Nhưng danh từ
dhàtu (giới) được dùng trong các tác phẩm Phật giáo với nhiều ý nghĩa
khác biệt nhau, như các danh từ dhamma, khandha hay sankhàrà; như vậy
thật không yên ổn nếu giải thích chữ dhàtu (giới) của chữ Nibbànadhàtu
như một vastu hay dravya (sự vật).

Còn lý do các nhà văn Phật tử lựa hư không như là vật để so sánh với Niết
bàn, có lẽ vì nhiều phương diện của hư không tương đương với những
phương diện của Niết bàn; nhưng đây không có nghĩa vì hư không là một
dhàtu, mà Niết bàn cũng là một dhàtu. Như hư không, Niết bàn không thể
nghĩ nghì, vượt ngoài mọi quyết định thực nghiệm, nhưng không phải là
một thực thể vật chất. Trong các tác phẩm Phật giáo, danh từ Nibbàna -
dhàtu được dùng một cách có thể xem Niết bàn như một vật thể giống hư
không hay Samudda (biển). Trong tập Mahàniddesa (I, tr.132), một số đông
Tỷ kheo được tả chứng vô dư y Niết bàn, nhưng không khiến cho Nibbàna-
dhàtu tăng hay giảm một cách rõ ràng. Tập Milindapanhà so sánh Niết bàn
giống hư không hay biển, với ý nghĩa Niết bàn thực có nhưng không thể
ước lường hình thức, vị trí, tuổi thọ hay cân độ của Niết bàn. Niết bàn cũng
giống như hư không, không gốc, không sanh, không chết, không tăng,
không giảm. Niết bàn không gì che đậy, không được nâng đỡ và vô biên.
Giống như chim bay giữa hư không hay loài vật trôi nổi trong biển cả, cũng
vậy, các vị Thánh ra vào trong Niết bàn giới. Niết bàn giống như ngọn lửa,
không có một đời sống khách quan tiếp t?c, nhưng lửa vẫn tiềm tàng có mặt
cho đến khi hai miếng gỗ cọ xát nhau để ngọn lửa hiện khởi. Cũng vậy,
Niết bàn không có một đời sống khách quan tiếp tục, nhưng sẽ hiện khởi
khi các nhân duyên cần thiết tụ họp. Tập Kathàvathu (IX, 2) trong đoạn
biện luận về Amatadhàtu (Bất tử giới), cùng duy trì thái độ này. Như vậy
các Thượng tọa bộ từ chối không đồng ý với các vị Pubbaseliya, những vị
này xem Niết bàn như một vật chất. Quan điểm của phái Pubbaseliyas dựa
trên một đoạn văn được biết đến nhiều trong tập Majjhima Nikàya (I, tr.4).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.