PHẦN HAI
Các tập Pàli Nikàya, như đã nêu rõ là sự kiết tập nhiều tài liệu lẫn lộn, từ
nhiều thời đại và trú xứ sai khác; do vậy các tập này chứa đựng nhiều quan
điểm sai khác về Niết bàn. Nhưng quan điểm vừa trình bày trên được phần
lớn các bài kinh ủng hộ và được xem như là nguyên thủy nhất. Nay chúng
ta đi đến các tác phẩm Phật giáo về sau hơn và tìm xem các tập này trung
thành như thế nào với quan điểm nguyên thủy về Niết bàn, và nếu có sự sai
khác, thời sự sai khác ấy như thế nào.
Tập Kathàvatthu về Niết bàn
Trước khi đề cập đến tập Visuddhimagga, chúng ta hãy nghiên cứu một vài
ý kiến về Niết bàn được phân tán nhiều chỗ trong tập Kathàvatthu. Trong
khi bàn đến sự hiện hữu của puggala, tập Kathavatthu có một chú thích nêu
rõ tập ấy quan niệm Niết bàn như một trạng thái thực có và vĩnh viễn. Tập
này nói, nếu Puggala được xem như không bị tiêu mất với sự tiêu mất các
uẩn, thời như vậy thành Sassatavàda (Thường kiến), và Puggala (Linh hồn)
trở thành trường cửu như Niết bàn. Ngài Buddhaghosa chú thích đoạn này
viết rằng: Yathàhi ni bbànam na uppajjati na bhijjati evam hi puggalo (như
Niết bàn không sinh, không diệt, puggala cũng tương tự như vậy). Như vậy,
chúng ta thấy tập Kathàvatthu, được Ngài Buddhaghosa ủng hộ, xem Niết
bàn như một trạng thái vĩnh cửu, bất sanh, bất diệt và không xem
Parinibbuta puggala là Sassata (Kvu, tr.61). Cũng trong những liên hệ khác,
tập Kathàvatthu xem Niết bàn là vĩnh cửu, không thay đổi (Nibbànam
dhuvam sassatam aviparinàmadhammam). Tập này cũng nói rằng Niết bàn
khác với nàna (trí), tự hiện hữu như rùpa (sắc) hay cakkhu (mắt) và không
cần đối tượng gì (àrammana) để khởi lên. Không giống sìla (giới), phassa
(xúc) và vedanà (thọ), Niết bàn là acetasika (không phải tâm sở) và không
tương ứng với tâm (citta-vippayuta). Niết bàn là asankhatà (vô vi), vì có ba
tướng: Bất sanh, bất diệt, bất biến. Như vậy tập Kathà-vatthu xem Niết bàn