ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 181

(acupalabbhaniyats). Ngài chống với quan điểm này và nói rằng Niết bàn
có hiện hữu và có thể chứng được nếu theo con đường chân chánh, sự
chứng ngộ này giống như sự nhận biết tư tưởng của người khác trên bình
diện siêu thế giới (lokuttaracitta) nhờ tha tâm trí (cetipariyàyanàna). Chúng
ta không có lý do tuyên bố một sự vật không hiện hữu vì con người tầm
thường không thể nhận lãnh được. Ngài tuyên bố thêm để ủng hộ quan
điểm của mình, nói rằng nếu chúng ta phải nhận sự hiện hữu của Niết bàn,
thì sự thực hành Chánh tri kiến v.v... trở thành vô dụng (vanjhàbhàvo
àpajjati). Khi đối phương trả lời: "Sự thực hành không phải thực sự vô
dụng vì đưa đến sự chứng ngộ abhàva (tức là Niết bàn, sự không hiện hữu
của mọi vật)". Ngài Buddhaghosa đáp:

"Nếu Niết bàn chỉ là abhàva, thời sự abhàva của quá khứ và vị lai cũng là
Niết bàn, nhưng thực sự không phải vậy".

Ðối phương: Sự abhàva của hiện tại có thể là Niết bàn.

Buddhaghosa: Sự không hiện hữu của hiện tại không thể có được, vì tự
mâu thuẫn, vì phải thuộc quá khứ hay tương lai. Ngoài ra, nói rằng sự
không hiện hữu của hiện tại là Niết bàn là sai lầm, vì trong đời hiện tại, có
một thời khắc nào (vattamànakhandhanissitamaggakkhane) có thể chứng
được Hữu dư y Niết bàn.

Ðối phương: Như vậy có thể xem là cũng sai lầm khi nói rằng lúc ấy có sự
không hiện hữu của phiền não.

Buddhaghosa: Phủ nhận sự không hiện hữu của phiền não tức là phủ nhận
hiệu năng của Thánh đạo và điều này không thể chấp nhận.

Hình như câu trả lời này của Ngài Buddhaghosa không thuyết phục được
đối phương dẫn chứng lý luận kế tiếp là sự đoạn diệt (khaya) của tham ái
(ràgakkhaya) có thể được xem là Niết bàn không. Ngài Buddhaghosa trả lời
không được, nói rằng nếu vậy thời A-la-hán quả cũng chỉ là đoạn diệt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.