ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 184

cách toàn diện. Tuy vậy, câu hỏi sau có thể khởi lên về tánh cách abhàva
của các phiền não mà các vị Thượng tọa bộ xem là một phương diện của
Niết bàn: Sự abhàva của các phiền não trong các loài chúng sanh là một
hay nhiều. Nếu abhàva chỉ là một, thời chỉ nhờ có một con đường (magga)
mà thực hiện chứ không cần đến bốn magga (chắc chắn nói đến Dự lưu,
nhất lai, bất lai, A-la-hán), và tất cả chúng sanh có thể chứng Niết bàn trong
một lúc. Lời chống đối này có thể trả lời như sau: "Nếu sự abhàva chỉ xem
là một, thời đó là sự abhàva của phiền não, do sự chứng ngộ Niết bàn đem
lại". Sự thật không phải là kết quả của magga, mà chỉ là một sự kiện cần
phải đề cập. Các nhà đối lập có thể nói không cần các maggas vì không cần
phải diệt bỏ các phiền não. Vì không có vấn đề từ bỏ các phiền não và
chấm dứt dukkha (khổ), như vậy không cần phải chứng kilesàbhàva (sự
không hiện hữu các phiền não). Lời chống đối này được trả lời như sau:
"Mỗi một marga đều có một phận sự rõ rệt phải thi hành. Dự lưu đạo diệt
trừ ba phiền não đầu. Nhất lai đạo làm nhẹ bớt tham, sân và si cho đến tối
thiểu, còn Bất lai đạo diệt trừ hẳn. A-la-hán đạo diệt trừ tất cả phiền não.
Abhàva thật sự chỉ có một, và như vậy không có thể xem là có nhiều
abhàva, vì có nhiều phiền não được di?t trừ, nghĩa là không có thể xem
rằng, vì có sakhàyaditthi abhàva, ràga-abhàva thực sự chỉ có một và không
phải thay đổi vì đối tượng được diệt trừ thay đổi; như vậy các abhàva
không được xem là có năm, vì năm phiền não được diệt trừ. Chỉ là sự ứng
dụng thông thường của danh từ mà có nghĩa sự hiện hữu của nhiều abhàva.
Trạng thái abhàva chỉ có một nên Nibbàna không phải nhiều mà chỉ có một.
Tập Tikà kết luận sự biện minh của mình với lời tuyên bố rằng abhàva
không phải để mà chứng ngộ (Sacchikàtabho). Chính Nibbàna phải để mà
chứng ngộ; do vậy sự abhàva của các phiền não không giống với Niết bàn.

Tập Abidharmakosa về Niết bàn

Trong tập Abidharmakosa, Ngài Vasubaudhu nói dài giòng về quan điểm
Tỳ bàn sa về Niết bàn. Ngài trước hết xác nhận Niết bàn là một vô vi pháp,
và chống với quan điểm của Kinh bộ xem Niết bàn như một kết quả do

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.