ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 185

màrga tạo ra. Ngài nói màrga đưa đến sự chứng đạt hay sở hữu của
visamyoga (không tương ưng) hay Niết bàn và Niết bàn tự hiện hữu chứ
không phải là kết quả của màrga. Ðể trả lời câu hỏi của Kinh bộ về tính
chất của pháp gọi là Visamyoga hay Pratisamkhyànirodha (trạch diệt vô vi)
các nhà Tỳ bà sa tuyên bố đó là một pháp còn tính chất thời thực có và
không thể luận bàn, chỉ có các bậc Thánh (Àrya) tự riêng mình chứng ngộ
trong nội tâm. Chúng ta chỉ có thể nêu rõ đặc tính chung của Niết bàn, khi
Pratisamkhyànirodha được xem là một dravya (thực tại) thực sự thiện và
vĩnh cửu và khác với các pháp khác. Niết bàn được gọi là visamyoga.

Các vị Kinh bộ, trong sự cố gắng để chứng minh Niết bàn là abhàva (sự
không hiện hữu của phiền não v.v...) cãi rằng vô vi pháp không phải thực có
như sắc hay thọ v.v... Các vị này nêu ví dụ về Àkàsa (hư không), một pháp
vô vi, và chỉ rõ hư không chỉ là sự không hiện hữu của một cái gì có thể
xúc chạm được, hay nói một cách khác, một cáigì có thể chướng ngại được.
Như một người trong bóng tối nói rằng là hư không, vì không nhận thức sự
có mặt của vật gì có thể xúc chạm hay chướng ngại: cũng vậy, hư không
(àkàsa) của Nhất thế hữu bộ cần phải hiểu như vậy. Các vị Nhất thế hữu bộ
xác nhận pháp vô vi thứ hai của học phái này là Trạch diệt vô vi, pháp này
chính là sự đoạn trừ các anusaya (tùy miên) và các hiện hữu đã tạo tác ra và
sự bất sanh của các pháp tùy miên sau này; và kết quả này đạt được là nhờ
trí tuệ (trạch diệt) nên gọi là trạch diệt vô vi. Pháp vô vi thứ ba, Phi trạch
diệt vô vi, là sự không hiện hữu hay bất sanh của các pháp, vì là sự vắng
mặt hoàn toàn của những nguyên nhân, độc lập với sức mạnh của trí tuệ
(phi trạch diệt). Ví dụ khi sự chết trước định kỳ ngăn đứt đời sống, người ta
nói có sự Phi trạch diệt của các pháp, những pháp này đáng lẽ được sanh
trong đời sống hiện tại, nếu đời sống này được tiếp tục (Kosa-vyàkhyà, tr.
16-18).

Trong trường hợp này, các vị Kinh bộ nói đến ý kiến của Thượng tọa
Srìlàbha, cũng là một pháp sư Kinh bộ, vị này giải thích Trạch diệt như là
sự bất sanh của các tham ái trong tương lai nhờ có trí tuệ (prajnà) và Phi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.