ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 187

1/- Và chống với quan điểm của Kinh bộ, cho rằng Niết bàn chỉ là sự bất
sanh (anutpàda) của các pháp, phái Nhất thế hữu bộ có trích dẫn một bài
kinh từ tập Samyukta àgama (26, 2), bài này tuyên bố sự thực hành và tu
tập năm căn Tín v.v... đưa lại kết quả là sự diệt trừ Dukkha (khổ) ở quá khứ,
hiện tại và vị lai. Sự thật, sự diệt trừ này (prahàna) không nói đến pháp nào
khác ngoài Niết bàn, và chỉ là một pháp vị lai, không phải quá khứ hay hiện
tại. Các vị Kinh bộ không thể chấp nhận điểm này và giải thích đoạn văn
này một cách khác, nói rằng sự diệt trừ" là nói đến sự diệt trừ các phiền não
(klesas), liên hệ với Dukkha, quá khứ hay hiện tại, và các vị này trích dẫn
một vài đoạn văn khác trong tập Samyukta àgama để ủng hộ quan điểm của
mình. Các vị này biện minh rằng các phiền não, quá khứ và hiện tại, tạo ra
trong chúng ta những chủng tử để sau này phát sanh các phiền não tương
lai; khi các chủng tử này bị đoạn trừ, các phiền não, quá khứ hay hiện tại,
được trừ diệt. Chính liên hệ với sự kiện này mà người ta nói nghiệp
(karma) và nghiệp báo (karmaphala) đã được đoạn trừ. Do vậy khi nói sự
diệt trừ một Dukkha vị lai hay một phiền não vị lai thời phải hiểu rằng
Dukkha hay phiền não không còn sanh nữa vì sự không có mặt của các
chủng tử.

2/- Rồi các vị Nhất thế hữu bộ nói đến lý luận thứ hai, cũng được tìm thấy
trong tập Visuddhi magga (tr.507), tập ấy hỏi vì sao trong tập Samyukta
Agama (31. 12) lại tuyên bố "Trong tất cả pháp, hữu vi hay vô vi, Viràga
(ly tham) là pháp tối thượng". Nếu một pháp không thật có, thời sao lại có
một sự tuyên bố như vậy? Các nhà Kinh bộ giải thích điểm này bằng cách
xác nhận sự hiện hữu của pháp này như các vị này xác nhận sự hiện hữu
của một tiếng không hiện hữu trước khi được tạo nên và sau khi đã bị mất.
Câu trích dẫn tán thán Viràga có thể xem như nói đến một sự vật không
hiện hữu, vô vi, sự không hiện hữu hoàn toàn của tất cả những gì độc ác.

3/- Lý luận thứ ba của các vị Nhất thế hữu bộ là nếu Trạch diệt hay Niết
bàn không thật có sao lại được xem là một sự thật. Các nhà Kinh bộ trả lời
là sự thật (Satya) được xem với nghĩa aviparìta (không phải sai lầm). Các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.