7/- Lý luận thứ bảy của các vị Nhất thế hữu bộ là: Nếu Niết bàn là sự không
hiện hữu, nếu chỉ là abhàva, thời một vị Tỷ kheo được cái gì ở trong đời?
Các vị Kinh bộ giải thích rằng vị Tỷ kheo trong Niết bàn chứng đạt một vị
trí (àsraya) trong ấy sự phiền não (klesa) và một đời sống mới không thể có
được.
8/- Trong lý luận thứ tám, các vị Kinh bộ trích dẫn một bài trong tập
Samyukta Àgama (13.5), trong ấy Niết bàn được tả như là một sự biến mất
(vyantibhàva), một sự hủy diệt (ksaya), một sự đoạn diệt (nirodha), một sự
an tịnh (vyupasama), một sự thoát ly (viràga), một sự diệt tàn (astangama)
của khổ, một sự không phát sinh (apratisamdhi) của khổ, và kết luận Niết
bàn là abhàvamàtra. Các vị Nhất thế hữu bộ không chấp nhận giải thích này
và tuyên bố là đoạn văn này chỉ Niết bàn tự nó là một sự vật, ở đây không
có sự hiện hữu của Dukkha (apràdurbhàva). Các vị Kinh bộ không đồng ý
với các vị Nhất thế hữu bộ về sức mạnh của định sở cách (cách thứ bảy)
dùng trong đoạn văn này.
9/- Lý luận thứ chín của các vị Kinh bộ là thí dụ về một ngọn lửa được
dùng trong câu có danh tiếng này: "Pajjotass eva nibbànam vimokho cetaso
ahu" (như sự Niết bàn của ngọn lửa, cũng vậy sự giải thoát của tâm tư).
Câu này chỉ nêu rõ sự đoạn diệt (atyaya) của ngọn lửa, và không phải một
sự vật tự nó có sự hiện hữu.
10/- Lý luận thứ mười và lý luận cuối cùng của các vị Kinh bộ là
Abhidharma mà các vị Tỳ bà sa y cứ vào nhất, có một lời tuyên bố như sau:
"Thế nào là các pháp avastuka? Chính là các pháp asamskrta (vô vi)".
Ở đây các nhà Kinh bộ hiểu chữ avastuka là "không thật có", "không có
tánh chân thật". Nhưng các vị Tỳ bà sa hiểu một cách khác; theo các vị này,
chữ "vastu" dùng theo 5 nghĩa khác nhau: I) svabhàva vastu (tự mình là
môt sự vật), II) àlambana (đối tượng của kiến thức), III)
samyojanìya(nguyên nhân của tham ái, IV) hetu (nguyên nhân) và V)