ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 191

- Niết bàn là thật có, tự hiện hữu như rùpa v.v... hay anu (Vm và A); không
cần àrammana (đối tuợng) nào như Jnàna (trí) để phát sinh (Vm và K), và
không tương ứng với tâm (citta) (acetasika, cittavippayutta) (Vm, K và A),
nhưng Niết bàn phải được phân biệt khác rùpa và anu, bởi sự kiện Niết bàn
là vô nhân (Vm và A) và chỉ cần sự thực hành con đường để chứng ngộ
Niết bàn (Vm);

- Niết bàn là vĩnh cửu nhưng không phải parinibbutapuggala, nghĩa là cá
thể diệt tận khi chứng Niết bàn (K); và Niết bàn là một và không sai khác
đối với các đức Phật (Vm);

- Niết bàn là asamskrta (vô vi) vì không sanh, không diệt, không thay đổi
(Vm và A);

- Aryàstàngikà màrga (Bát chánh đạo) chỉ đưa đến sự diệt tận phiền não
(klesa); Niết bàn không do màrga (đạo) tạo ra, nhưng tự nó hiện hữu trường
cửu (Vm và A).

3) Các vị Kinh bộ hiểu sự so sánh giữa Hư không và Niết bàn như sau: Vì
hư không thật sự là sự không hiện hữu hay không nhận thức một sự vật gì
đối ngại nên Niết bàn cũng là sự không hiện hữu tuyệt đối của các phiền
não. Ba tập trên giải thích như sau:

Niết bàn là vô biên, vô lượng, không thể nghĩ nghì như hư không (Vm, K
và A); Niết bàn thực có, nhưng các phiền não tác động như một màn che
(àvarana) mắt chúng sanh. Do vậy, khi màrga (đạo) đoạn trừ các phiền não,
Niết bàn tự được thấy (A). Sự chứng ngộ Niết bàn nghĩa là chứng được
Visamyoga hay Niết bàn (A).

4) Trả lời câu hỏi, nếu Niết bàn thật có, sao đức Phật không định nghĩa đặc
tánh của Niết bàn (svarùpa), các tập trên trả lời vì Niết bàn quá tinh vi tế
nhị đến nỗi chính đức Phật ban đầu ngần ngại thuyết giảng Niết bàn (Vm).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.