ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 190

parigraha (hành động thâu nạp). Trong đoạn văn hiện tại, vastu được dùng
theo nghĩa hetu, Avastuka nghĩa là không có nguyên nhân. Một pháp vô vi,
tuy là thực có, nhưng không có hành động tạo nghiệp, không có nguyên
nhân tạo ra pháp ấy và tự không tạo ra quả báo.

Phân tích các tập Kathàvatthu, Visuddhimagga và Abhidharmakosa

Như vậy chúng ta đã có trước mắt ta những giải thích về Niết bàn của các
tập Kathàvatthu, Visuddhi magga và Abhidharmakosa. Hai tập sau cũng
trình bày khá rõ ràng quan điểm của Kinh bộ. Các quan điểm và giải thích
của ba tập trên được phân tích như sau:

1) Chống lại quan điểm của Kinh bộ xem Niết bàn là không thật có, chỉ là
sự không hiện hữu (abhàva) của phiền não, sự đoạn trừ tham ái (ràga)
v.v...tất cả 3 tập trên đều xác nhận Niết bàn thật có, vì những lý do sau đây:

- Niết bàn có thể chứng ngộ nếu theo Chánh đạo (Vm); các bậc thánh ngộ
Niết bàn (A và Vm);

- Các bậc A-la-hán chứng ngộ Niết bàn trong đời hiện tại và được gọi là
Sopàdisesa-nirvàna dhàtu (Hữu dư y Niết bàn giới) (A và Vm).

- Sự hiện hữu của Niết bàn được đức Phật diễn tả trong những đoạn văn
như: "atthi bhikkhave ajàtam abhùtam" v.v... (Vm), hay nói đến sự tế nhị,
thâm sâu và tuyệt luân của Niết bàn, trong những câu: "duddasam
duramebodham" v.v... (Vm Tikà), "Viràga là pháp tối thượng" (A) hay gọi
Niết bàn là một trong bốn sự thật (A) hay là đối tượng (àrammana) của kiến
thức, trí tuệ (Vm; K và A).

2) Chống lại quan điểm của Kinh bộ xem Niết bàn, vì chỉ là abhàva, nên
không thể vĩnh cửu, không thể tự hiện hữu như rùpa (sắc) hay anu (vi trần),
hay Niết bàn không phải là vô vi pháp vì là kết quả của marga (đạo), ba tập
trên xác nhận:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.