ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 195

ngộ như thánh quả (Dự lưu, nhất lai v.v...), không phải vĩnh cửu như asùnya
(thực pháp). Ðặc tánh của Niết bàn là bất sanh bất diệt và đặc tướng của nó
không chấp nhận mọi diễn tả. Một vật không thể nghĩ nghì như vậy, sao có
thể chấp nhận ảo tưởng (Kalpanà) về sự hiện hữu của các phiền não và uẩn
và diệt trừ chúng, nhờ Niết bàn? Khi nào những họat động tưởng tượng ấy
của chúng ta còn tồn tại, thời không thể nào có Niết bàn. Niết bàn chỉ có
thể chứng ngộ khi nào tất cả mọi prapancas (hý luận), nghĩa là mọi cố gắng
để phân biệt hay định nghĩa, chấm dứt. Ðối với lý luận của Nhất thế hữu bộ
cho đến chấp nhận sự hiện hữu của phiền não và các uẩn trong giai đoạn
chứng được Niết bàn, những pháp ấy có thể hiện hữu trong samsàra (Luân
hồi, sanh tử), nghĩa là trước khi chứng ngộ Niết bàn, các nhà Ðại thừa trả
lời một cách cương quyết là không có một sai khác gì giữa Niết bàn và
Samsàra. Sự thật, Niết bàn không đòi hỏi sự đoạn trừ nào cả. Niết bàn sự
thật là sự biến mất hoàn toàn (Ksaya) mọi tưởng tượng của tâm trí. Các
phiền não, các uẩn v.v... mà sự diệt trừ là rất cần thiết để chứng Niết bàn,
theo các nhà Trung quán là không có sự hiện hữu chắc thực nào cả. Những
ai không đoạn trừ những quan điểm về Ngã và Ngã sở, thường hay chấp
nhận sự hiện hữu của những vật không thật có. Sự đau khổ của những ai
còn đang ở trong giai đoạn chấp nhận sự hiện hữu và không hiện hữu của
sự vật, không bao giờ chấm dứt. Ngài Candrakìrti gồm trong phân loại các
nhà bị đau khổ này, các học phái Kanàda, Kapila, v.v... và cả học phái Tỳ-
bà-sa, học phái này tin sự hiện hữu các pháp thật có. Ngài cũng gồm luôn
các học phái vô thần (Nàstika), nhưng vị này không chấp nhận sự hiện hữu
các pháp ấy, và các vị Kinh bộ, các vị này không chấp nhận sự hiện hữu
của quá khứ, vị lai và các pháp bất tương ưng hành (Cittavipprayutta) và
chấp nhận sự hiện hữu của các pháp khác. Ngài cũng gồm luôn các nhà
Duy thức, các vị này không tin sự hiện hữu của sự vật biến kế chấp
(parikalpita), nhưng chấp nhận sự thật có của parinispanna (viên thành
thực) - Duy thức (vijnaptimàtratà).

Ngài Long Thọ quan niệm Niết bàn không có nghĩa là sự đoạn trừ hay diệt
trừ sự vật gì cả. Niết bàn thật sự là sự tránh né của mọi tư tưởng (Kalpanà)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.