ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 196

về diệt trừ, đoạn trừ v.v... Như một người tưởng tượng mình uống thuốc độc
rồi bất tỉnh, dù sự thật, thuốc độc đâu có vào bao tử người ấy. Cũng vậy,
chúng sanh ở trên đời này, không hiểu Ngã thật sự là gì, có những quan
niệm về ngã và ngã sở và vì vậy phải khổ. Niết bàn vượt ngoài giới hạn của
bhàva và abhàba (hiện hữu và không hiện hữu). Một chúng sanh tưởng
tượng một sự gì hiện hữu và Niết bàn là sự chấm dứt sự hiện hữu ấy. Thật
sự, không có sự vật hiện hữu và do vậy không có sự tiếp tục hay chấm dứt
sự hiện hữu ấy. Niết bàn chính là sự tránh bỏ quan niệm xem một sự vật gì
đang hiện hữu.

Theo Ngài Long Thọ, có một số người (các nhà Tỳ bà sa) chấp nhận Niết
bàn có hiện hữu vì Niết bàn hoạt động như một hàng rào ngăn cách các
phiền não (klesa), các hành động (karma), các sự tái sanh (janmas) như một
cái đập ngăn chặn giòng nước một con suối và một vật không thật có không
thể là một ngăn cách hữu hiệu như một cái đập. Trả lời cho vấn nạn này,
các nhà Kinh bộ xem Niết bàn được định nghĩa như sự diệt trừ (Ksaya)
củA-dục ái đi đôi với hỷ (nandì) và tham (ràga). Vì vậy cái gì chỉ là đoạn
diệt không thể nào hiện hữu. Ðây giống như sự tắt diệt của một ngọn đèn.
Lý luận này không được các nhà xem Niết bàn như là một sự thật chấp
nhận, vì theo các vị này, sự đoạn diệt các dục vọng xảy ra trong pháp gọi là
Niết bàn.

Ngài Long Thọ bác bỏ quan niệm Niết bàn là một bhàva (sự vật thật có) với
những lý do như sau:

I) Một thực thể thực sự hiện hữu như vijnàna (Thức) phải chịu biến hoại và
đoạn diệt, còn Niết bàn thời không, và như vậy cái gì không biến hoại và
đoạn diệt không thể nói là có sự hiện hữu được;

II) Một thực thể thực sự hiện hữu như vijnàna phải là hữu vi (Samskrta),
nhưng Niết bàn là vô vi và do vậy không thể có hiện hữu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.