ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 197

III) Một thực thể hiện hữu đòi hỏi một chất liệu phát sanh ra nó
(Svakàrana- sàmagrì) nhưng Niết bàn không cần chất liệu ấy vì Niết bàn
phải là không chấp thủ (anupàdàya).

Chống với quan điểm Niết bàn chỉ là abhàva (không hiện hữu), một ý kiến
của các nhà Kinh bộ, Ngài Long Thọ dẫn chứng những lý luận như sau:

I) Niết bàn không thể gọi là sự không hiện hữu của các phiền não (Klesa),
tục sanh (jànma) v.v..., vì như vậy là đồng nhất Niết bàn với sự vô thường
(anityatà) của phiền não và tái sanh. Vô thường chỉ là sự không hiện hữu
của phiền não và tái sanh; chứ không là sự vật gì khác. Và như vậy, nếu
Niết bàn là sự không hiện hữu của phiền não và tái sanh, thời Niết bàn
giống với sự vô thường của phiền não và tái sanh, và trong trường hợp này,
không cần phải tinh tấn để chứng Niết bàn, một sự kiện không thể chấp
nhận được.

II) Nếu Niết bàn là abhàva, thời sao Niết bàn lại được nói đến là không có
chấp thủ gì (anupàdàya) hay không có liên hệ gì với bhàva? Vì không thể
có vấn đề chấp thủ (upàdàna) khởi lên đối với một sự vật không thật có.
Ðối với vấn nạn có thể khởi lên về người con của một người đàn bà không
thể sanh đẻ hay sừng của con thỏ, người con và sừng thỏ này có thể xem
như là một abhàva mà không có đối chứng tích cực tương ứng nào, Ngài
Long Thọ trả lời rằng nói đến abhàva bao hàm nghĩa có một sự thay đổi
(anyathàbhàva) của một sự vật thật có (M. Vr. Chương XV, 5, tr.207), còn
con một người đàn bà không thể sanh đẻ hay sừng con thỏ chỉ là sự tưởng
tượng (kalpanà), mà không có bao hàm sự hiện hữu của một vật gì. Vì
không thể có một abhàva mà không có đối chứng tích cực tương ứng, nên
Niết bàn không thể là một abhàva.

Rồi Ngài Long Thọ tiếp tục tuyên bố quan điểm của Ngài về Niết bàn,
nghĩa là không phải bhàva và abhàva.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.