ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 200

thức chắc chắn Niết bàn là không phải không bhàva và không phải không
abhàva? Cái gì không thể nhận thức hay hiểu (nghĩa là nắm giữ) không thể
nói là có hiện hữu được.

Rồi Ngài Long Thọ nêu rõ 14 vấn đề mà đức Phật xem là bất khả thuyết
(avyàkrtam; Dìgha, I, tr.187), 14 vấn đề này chứng tỏ sự không hiện hữu
của sự vật và sự đồng tánh giữa Samsàra và Nirvàna (Sanh tử và Niết bàn).

Nếu mọi vật là không thật có, có người sẽ hỏi vì sao đức Phật lại thuyết
pháp, và thuyết pháp đem lợi ích cho ai? Ngài Long Thọ trả lời vấn nạn
này, nói rằng các nhà Trung quán định nghĩa Niết bàn như là sự diệt trừ
(upasama) và sự không diễn tiến các prapanca (hý luận) và nimitta (tướng)
và một trạng thái upasànta (an nhàn) và siva (tịch tĩnh). Khi đức Ph?t ở
trong Niết bàn, làm sao Ngài có thể xem là giảng dạy giáo lý cho người và
chư thiên? Trong kinh Tathàgataguhya-sùtra, có nói rằng đức Như Lai
không nói một lời từ khi Ngài thành đạo cho đến khi Ngài nhập Niết bàn,
nhưng vì loài người, tùy theo xu hướng cá nhân và mục đích đời sống, quan
niệm đức Phật như là thuyết pháp.

Qua một số lý luận đưa chúng ta đến đồng một kết luận mà tập
Prajnàpàramità đã đạt tới dưới mọi hình thức phủ nhận. Ngài Candrakìrti
(Nguyệt Xứng) có dẫn chứng một câu kệ của tập Prajnàpàramità để ủng hộ
quan điểm của Ngài Long Thọ, cho rằng Niết bàn hay Chân lý là sự tuyệt
đối bất khả tư nghì và khác với Tathatà hay Tathàgata mà các tác phẩm Ðại
thừa đã diễn tả, bài kệ ấy như sau:

Tathàgato hi pratibimbabhùtah Kusalasya dharmasya anàsravasya, Naivàtra
tathatà na Tathàgato’sti Bimbam ca samdrsyati sarvaloke (M. Vr; tr.449-
540)

(Như lai là một hình ảnh của thiện pháp và tịnh pháp, (sự thật) không có
chơn như hay Như Lai, chỉ có hình ảnh là thấy được trong mọi thế giới)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.