Liên hệ đến cuộc lu?n bàn về sự hiện hữu và không hiện hữu các samskàra
(hành), Ngài Long Thọ cũng vậy, nêu rõ nếu Tathatà được xem là đồng với
"tathà-bhàvo’ vikàritvam sadaisa sthàyità" (đồng tính, bất biến, luôn luôn
có mặt) (ibid; tr.265) như các nhà Duy thức đã làm, thời Ngài cũng chấp
nhận Tathatà là không hiện hữu. Bởi tất cả những phủ nhận này, Ngài Long
Thọ chỉ cố gắng nêu rõ sự sai khác giữa các vị Trung quán và các vị Duy
thức. Các vị Trung quán, khác với các vị Duy thức, không vào trong vấn đề
bhàva hay abhàva của chân lý. Tuy vậy, Ngài Nguyệt Xứng sợ sự phủ nhận
như vậy về sự hiện hữu của đức Phật hay đức Như Lai có thể khiến người
ta tin Ngài Long Thọ chỉ giảng dạy thuyết phủ nhận (negativism); nên Ngài
nói: chúng tôi chấp nhận sự không hiện hữu (nàstitva) của Tathàgata bất
khả tư nghì vì như vậy, chúng tôi bị phạm lỗi apavàda (phủ nhận)". Các nhà
Trung quán tuyên bố chân lý vượt ngoài mọi định nghĩa. Các danh từ như
sùnya, asùnya, cả sùnya và asùnya, hay không phải sùnya và không không
phải asùnya, không thể dùng để diễn tả chân lý. Những tuyên bố như vậy
được dùng trong các tác phẩm chỉ để trao đổi (prajnapti Thi thiết).
Chúng ta phải nhớ rằng khi nào Ngài Long Thọ phủ nhận sự hiện hữu của
Tathatà hay Tathàgato hay mọi đồng nghĩa tương tự, Ngài gán cho nó cái
nghĩa thông thường được các vị Bồ-tát chưa hoàn hảo hay các vị Duy thức
chấp thuận. Cho nên, thật sự Ngài Long Thọ không giảng dạy sự phủ nhận
thuần túy. Nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng, trong các đệ tử của Ngài
Long Thọ, có một số giải thích nguyên lý của Ngài như một sự chấp đoạn
tuyệt đối, và chúng ta có thể xem Ngài Bhàvaviveka là vị đại diện xuất sắc
nhất cho quan điểm này. Nhưng từ sự kiện này, chúng ta không thể kết luận
Ngài Long Thọ hay các đệ tử của Ngài phủ nhận một chân lý tối thượng và
bất khả tư nghì, Tathatà hay Sùnyatà và ít nhất, sự phủ nhận ấy không được
tập Mahàprajnà pàramità sàstra của Ngài Long Thọ ủng hộ. Mục đích của
tập Prajnàpàramità và cả tập Madyamakakàrikà là thiết lập một sự đồng
nhất đối chiếu với sự tuyệt đối của Vedantà. Tuy vậy, đặc tính đặc biệt nhất
của sự tuyệt đối Vedantà là thuần trí (cit) và thuần lạc (ànanda). Trong sự
đồng nhất của Ngài Long Thọ, ít nhất Lạc cũng hoàn toàn không có. Sànta