sự đoạn trừ của tâm không còn bị phân hai và sự chứng ngộ chỉ có thức mà
thôi, và thế giới bên ngoài chỉ là sự tưởng tượng của thức. Tập Lankàvatàra
nói rằng Niết bàn tức là sự đoạn trừ thức tưởng tượng (vikalpasya mano
vijnànas vyàvrtir nirvànam ityucyate: Lankà, tr. 126), nguồn gốc của bảy
thức, và không phải một trong bốn quan niệm sau đây của ngoại đạo.
1) Sự không hiện hữu của một đời sống thật có (bhàvasvabhàvàbhàva); 2)
Sự không hiện hữu của các loại sống sai biệt (laksanavicitrabhàvàbhàva);
3) Chứng ngộ sự không hiện hữu của một đời sống với tự tướng
svalaksanabhàvàbhàvàvabodha); 4) Sự đoạn trừ dây chuyền liên tục của
những cọng tướng (svasàmànyalaksana -samtati-prabandha-vyuccheda)
(Lankà;tr.157).
Theo tập Lankàvatàra (tr.98-99), Niết bàn là sự biến đổi (paràvrtti) của
thức, tâm v.v... Niết bàn không có những phân biệt tâm lý về hiện hữu hay
không hiện hữu, về thường còn hay vô thường.
Niết bàn không vĩnh cửu, vì không có những đặc tính phát sanh đặc biệt, và
không phải không vĩnh cửu vì các bậc Thánh chứng được Niết bàn. Niết
bàn không giống tử vong và đoạn diệt (Lankà; tr.66).
Rồi tập Lankàvatàra tiếp tục giải thích thái độ của mình bằng cách nêu lên
những quan niêm sai khác về Niết bàn của những vị không Duy thức, và
nhận xét một cách tổng quát là các quan niệm ấy đều sai lạc vì rơi vào
trong hay cực đoan "hiện có" hay "không hiện có". Quan niệm về Niết bàn
được đề cập đến cuối cùng trong những quan niệm không phải thuộc Duy
thức hình như thuộc về Ðại thừa. Quan niệm ấy như sau: "Có một số người
tuyên bố Niết bàn là sự diệt bỏ (vyàvrtti) của citta (tâm), manas (ý) và
manovijnàna (ý thức), bởi đi từ địa (bhumi) này qua địa khác cho đến khi
đạt được Tathàgatabhùmi (Như Lai địa) và thực hành samàdhi (thiền định)
về màyà v.v.... nhờ thực hành định này mà chúng ta: