ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 204

(I) chứng được mọi sự vật là một ảo tưởng của tâm mình, (II) không để tâm
đến sự hiện hữu và không hiện hữu của ngoại vật, (III) xác chứng như thật
tánh (yathabhùtam) của sự vật; (IV) không phân biệt chủ thể và đối tượng
để khỏi bị hai cực đoan làm mờ ám bởi những tưởng tượng của ý thức, (V)
nhận hiểu được sự vô ích nếu ỷ lại vào bằng chứng, (VI) biết được sự thật
là một vấn đề tự giác, (VII) hiểu cả hai nairàtamyas (vô ngã) và, (VIII)
đoạn trừ hai loại klesa (phiền não) và hai triền chướng (àvaranas; klesa và
jneya=phiền não chướng và sở tri chướng).

Các quan niệm sai khác mà các vị không phải Phật tử chấp nhận về Niết
bàn là do sự tưởng tượng của những vị này. Moksa (giải thoát) và
moksopàya (phương tiện để giải thoát) mà những vị này đề cập thật sự
không thật có, nhưng các luận sư có những kế chấp (vikalpa) về chúng và
nghĩ đến hành động và người hành động, hiện hữu (sat) và không hiện hữu
(asat) và mất thì giờ trong jalpa (câu chuyện vô ích) và prapanca (hý luận).
Như hình bóng trong gương có thể thấy nhưng không thật có, cũng vậy
trong tấm gương của vàsanà (tập khí), các người ngu thấy citta như là hai
(Lankà; tr.182). Không hiểu cittadrsya (tâm ảnh) một cách đúng đắn, người
ngu tạo vikalpar của cái được thấy và người thấy, dù rằng trong thực tế chỉ
có một citta, không có laksya và laksan (người nhận thức và tướng được
nhận thức).

Rồi tập Lankàvatàra đi sâu vào chi tiết của thuyết trình này, xác nhận đức
Phật hay Như Lai vượt ngoài mọi danh tánh và không thể nói là được tạo ra
(Krtaka) hay không được tạo ra, (akrtaka), nhân hay quả, vì mọi sự gán áp
danh tánh đều sai gấp đôi. Nếu Như Lai được tạo ra, Như Lai sẽ trở thành
vô thường và đồng nhất với mọi hành động và hành động tự nó là vô
thường. Nếu Như Lai là akratka, Như Lai sẽ không thật có, và mọi công
đức do Ngài tạo ra sẽ trở thành vô dụng và Ngài trở thành không thật có
như hoa đốm giữa hư không. Cho đến Như Lai phải vượt ra khỏi tứ cú,
không thể chứng minh và chỉ tự chứng ngộ bản thân. Khi đức Phật nói sự
vật là vô ngã (niràtma), Ngài nói đến thế giới hiện tượng chứ không nói đến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.