ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 206

4) Niết bàn là một và giống nhau đối với tất cả đức Phật, quá khứ, hiện tại
hay vị lai.

5) Màrga (đạo) đưa đến Niết bàn.

6) Cá thể chấm dứt trong Niết bàn.

7) Các nhà Tiểu thừa đồng ý với Ðại thừa, xem các đức Phật có rất nhiều
thần lực và trí tuệ, thắng xa các vị A-la-hán. Nhưng các vị này không xem
Niết bàn do đức Phật chứng được khác với Niết bàn do vị A-la-hán chứng
được. Như vậy các vị này chống với quan điểm của các vị Ðại thừa, xem
Niết bàn các vị A-la-hán thấp hơn và không phải là một trạng thái hoàn
toàn.

8) Vimukti (giải thoát) khỏi các phiền não (klesa) như một đặc tính của
Niết bàn, không có sai khác giữa đức Phật và các vị A-la-hán (Sùtrà, tr.36).

Những điểm sai biệt về quan điểm Niết bàn được tìm thấy trong các tập
trên như sau:

I) Tập K (Katthàvatthu) và A (Abhidharmakosa) nói Niết bàn thực có, vĩnh
cửu (nitya), lạc và thanh tịnh (suci). Các nhà Duy thức tán đồng quan điểm
này khi các vị này xem Apratisthita Nirvàna (vô trú xứ Niết bàn với
Dharma-kàya là một. Sự thật mà nói, các nhà Trung quán và Duy thức
không gán cho Niết bàn một đặc tính gì, như vĩnh cửu hay không vĩnh cửu,
lạc hay không lạc, trong sạch hay không trong sạch, vì theo các vị này, Niết
bàn vượt ra ngoài mọi đặc tánh, và do vậy không thể gọi là nitya, anitya
v.v....

Các nhà Ðại thừa, nghe theo lời báo trước của đức Phật dạy phải đề phòng
hai cực đoan sàsvata và uccheda (thường kiến và đoạn kiến), từ chối không
gán ép một đặc tánh gì cho tất cả mọi vật, kể cả Niết bàn, nhưng tập K.vàV.
(Visuddhimagga) nói rõ lời đề phòng của đức Phật chỉ áp dụng cho quan
điểm về linh hồn (ngã) chớ không phải cho Niết bàn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.