ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 207

(II) Tập K, V và A. Xem Niết bàn như là một trạng thái cần phải chứng đắc
(pràptam), còn tập M. (Màdhyamika Vrtti) và L. (Lankàvatara) xem Niết
bàn không thể chứng đắc (asampràptam).

(III)Tập K. và V. Xem Niết bàn như một àrammana (đối tượng) để tu thiền
và tu huệ cho các vị tu sĩ. Tập M. và L. không phân biệt giữa vị tu sĩ và
Niết bàn, giữa vật được biết và người biết, giữa chủ thể và đối tượng.

(IV)Tập K. V. và A. định nghĩa Niết bàn như trạng thái Lokottara (siêu thế)
và thật sự là một trạng thái cao nhất mà các vị ấy có thể quan niệm được.

Tập L. và M chấp nhận có một trạng thái cao hơn Lokottara (L gọi là
lokottaratama) và xem trạng thái ấy là Niết bàn và để ý rằng, trong trạng
thái ấy, sarvajnatà (Nhất thế trí) được chứng ngộ, một trạng thái mà các vị
Tiểu thừa không chứng được.

Các vị Duy thức quan niệm rằng các vị Tiểu thừa chỉ chứng vimuktakàya
hay Moksa (giải thoát thân hay giải thoát), còn các vị Ðại thừa chứng
Dharmakàya (pháp thân) hay Sarvajnatve (Nhất thế trí). Các vị Tiểu thừa
đồng quan điểm này, vì theo các vị này, đức Phật huệ lực và thần lực thắng
xa một vị A-la-hán. Các đức Phật chứng nhất thế trí còn vị A-la-hán chưa
chứng được.

V) Các nhà Tiểu thừa chỉ biết hai hình thức Niết bàn hữu dư y và Vô dư y,
hay pratisamkhyà (trạch) và apratisamkhyà (phi trạch). Các vị Duy thức
cộng thêm Prakrtisuddha nirvàna (Bản tự tánh thanh tịnh Niết bàn) và
Apratisthita-nirvànà (vô trú xứ Niết bàn).

VI) Các vị Trung quán xem Niết bàn như một cái gì tuyệt đối, vô ngã, tiềm
tàng trong thiên nhiên, và là chân lý độc nhất, mọi vật khác chỉ là Duy thức.
Niết bàn này hình như giống sự tuyệt đối của Vedantà, nhưng thiếu cit
(thức) và ànanda (lạc) của tuyệt đối này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.