ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 205

Như Lai. Một Như Lai không thể giống cũng không thể khác các uẩn; cho
nên Ngài không thể thường còn hay vô thường. Cũng vậy, Ngài không thể
giống cũng như không thể khác moksa (giải thoát). Như vậy, nếu không thể
tuyên bố gì về Như Lai, nếu Như Lai vượt ngoài mọi chứng nghiệm, Ngài
trở thành một danh từ không sanh, không diệt và được vívới hư không,
không cần phải y cứ nơi gì (niràlamba) và ngoài mọi prapanca. Dù cho Như
Lai được gọi là Anuitpàda-anirodha (bất sanh bất diệt), như vậy không có
nghĩa Như Lai "nghĩa là sự không hiện hữu (abhàva) của một vật gì"
(Lankà, tr.191); cái bất sanh bất diệt ấy thật là tên của
Manomayadharmakàya (ý sanh pháp thân) (Svasambhogakàya= tự thọ
dụng thân) và sự thật không phải là chân lý, Như Lai chân thật
(Dharmakàya).

Những điểm dị đồng về Niết bàn trong các tác phẩm Tiểu thừa và Ðại thừa
không đi sâu vào sự thảo luận về quan điểm Niết bàn đúng ý với đức Phật
và được tìm thấy trong các tập Pitaka (Tạng), một vấn đề đã được bàn cãi
đến một cách có giá trị trong các tác phẩm - tác phẩm cuối cùng là tập
Nirvàna của giáo sư La Vallee Poussin - chúng ta sẽ so sánh ở đây những
quan điểm về Niết bàn như đã tìm thấy trong các tập Kathàvathu,
Visuddhimagga và Abhidharmakosa, đại diện cho Tiểu thừa và trong các
tập Prajnàpàramità, Màdhyamika Vrtti và Lankàvatàra, đại diện cho Ðại
thừa.

Tất cả tác phẩm trên đồng ý trên những quan điểm như sau:

1) Niết bàn là bất khả tư nghì (nisprapanca), vô vi, bất sanh, bất diệt, bất
biến.

2) Niết bàn riêng tự chứng nội tâm - danh từ pratyàtmavedya (tự giác) của
phe Duy thức học và pacattam vediitabbam vinnùhi của phe Tiểu thừa.

3) Niết bàn không phải là abhàva (sự không hiện hữu tất cả) như Kinh bộ
chủ trương.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.