ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 208

Từ đây, đưa đến kết luận là có một Dharmasamatà (Pháp bình đẳng) hay
tánh bình đẳng của mọi pháp cho đến cả Niết bàn và sanh tử. Cả hai điều
liên hệ với nhau như biển và sóng.

VII) Các vị Trung quán cùng với các vị Duy thức, chấp nhận Niết bàn là
Advaya (bất nhị), nghĩa là ở đây không có sự sai khác giữa chủ thể và đối
tượng hay giữa tích cực và tiêu cực; và tất cả sự vật ở đời đều chỉ là ảo ảnh.

VIII) Các nhà Ðại thừa quan niệm hai chướng gọi là phiền não chướng
(klesàvarana) và sở tri chướng (jneyàvanana), hai chướng này hành động
như chướng ngại vật cho chứng ngộ Niết bàn. Các vị này xem các vị Tiểu
thừa chỉ trừ diệt được phiền não chướng, còn các vị Ðại thừa thời trừ diệt
cả hai.

KẾT LUẬN

Những điểm dị đồng về quan điểm Niết bàn vừa được nêu trên đưa đến
những kết luận như sau:

Niết bàn Tiểu thừa hay Niết bàn được diễn tả trong nền văn học Thượng tọa
bộ rõ ràng nói đến một tánh Ðơn Nhất luôn luôn có mặt, ra ngoài ba giới
(Dục, Sắc và Vô sắc giới). Niết bàn vô biên, bất khả nghĩ nghì, bất sanh,
bất hoại. Niết bàn nay thuần vị (ekarasa) và không biết có cá tánh. Trong
Niết bàn, mọi phân biệt đều chấm dứt. Nhiều khía cạnh của àkàsa (hư
không) và biển đại dương có thể so sánh với các khía cạnh của Niết bàn.

Mọi chúng sanh là sự tóm họp của nhiều pháp, có thể chia thành năm uẩn:
Sắc, thọ, tưởng, hành và thức; do vậy mọi chúng sanh không phải hoàn
toàn sai khác với một chúng sanh khác, một người thường không khác với
một bậc Thánh hoàn toàn. Nhưng nếu chúng ta xét tánh cách và mức độ
của mỗi một uẩn trong năm uẩn hiện có trong một cá nhân, thời một chúng
sanh khác với một chúng sanh khác, một người thường khác với bậc Thánh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.