này, đức Phật Gautama không khác Ngài Sàripùtra - tất cả đều là một và
giống nhau.
Quan điểm Ðại thừa về Niết bàn hoàn toàn sai khác các nhà Tiểu thừa.
Ðiểm căn bản sai biệt là các nhà Ðại thừa hoàn toàn không chấp nhận sự có
mặt của một pháp nào cả. Các vị này không biết một sự thật nào khác ngoài
chân lý, và đó là Dharmakàya hay Dharmadhàtu. Nhiều khía cạnh của quan
niệm Ðại thừa được diễn đạt qua những danh từ sai khác được dùng trong
các tác phẩm Ðại thừa. Ví dụ, khi Niết bàn được xem là giống với Sùnyatà
(chân không), có hàm ý rằng mọi sự vật mà không thường xem là thật có,
thật sự không có hiện hữu, như một ảo ảnh, không có một thực chất nào.
Như prthivì-dhàtu (Ðịa đại) là không thật có (sùnya) sanh, diệt hay một sự
hiện hữu nào (Siksà, tr.246). Khi Niết bàn được xem là giống với Tathatà
(như thực tánh) hay Dharmatà (Pháp tánh), có hàm ý mọi sự vật trong thế
giới này căn bản đều bình đẳng giống nhau, không có một danh gì và thực
chất gì (Lankà; tr.226). Niết bàn là cái gì không hiện hữu và không không
hiện hữu. Sùnyatà đại diện cho khía cạnh tiêu cực và Tathattà đại diện cho
khía cạnh tích cực của sự thật. Khi Niết bàn được gọi là bhùtakoti (giới hạn
chân thật), Niết bàn có nghĩa, sau khi phân tích các pháp, mà chỉ là danh
xưng giả tạo, người ta cuối cùng chứng được sự thật, không thể vượt xa
hơn được nữa, và chỉ có sự thật này mới chân thật. Những danh từ khác
thường được dùng như là đồng nghĩa với Niết bàn: Avitathatà (không phải
không như thật), ananyatathatà (không khác với như thật),
aviparyàsatathatà (không thể đảo ngược lại); paramàrtha (đệ nhất nghĩa đế),
tattva (bản thể); acintyadhàtu (vật thể không thể hiểu được); dharmadhàtu
(pháp giới), dharmasthiti (thể chất của sự vật), suprasànta (tối thượng an
tịnh, không bị chi phối bởi sanh diệt); advaya va advaihìkàra (bất nhị, bất
thể khả nhị).
Các vị Ðại thừa xem rằng mọi loại hữu tình, ngoài các đức Phật đều sống
trong mê ám, tánh chất của sự mê ám này sai khác tùy theo sự tiến bộ tâm
linh của chúng. Một phàm phu xem rằng mình có con và vật sản mê lầm