GIÁO LÝ VỀ NHỮNG SỰ THẬT
Một điểm sai biệt quan trọng giữa Tiểu thừa và Ðại thừa, được tập Diệu
Pháp Liên Hoa vạch rõ là, theo Tiểu thừa, một chúng sanh, nhờ giác hiểu
các Thánh đế (àryastyà), kể cả Pratìtyasamutpàda (Lý duyên khởi), chứng
được Niết bàn, nghĩa là vị ấy đi từ Samsàra (sanh tử) đến Nirvàna (Niết
bàn), từ một trạng thái Laukika (thế gian) đến một trạng thái Lokuttara
(xuất thế gian). Còn theo Ðại thừa, một chúng sanh, vì hiểu sự kiện không
có sự sai khác giữa sanh tử và Niết bàn, thế giới có sự hiện hữu tương đối
(pratìtya samutpanna), chỉ là giả tạm, nhưng hình như thật có đối với một
tâm mê mờ, vì hiểu như vậy nên chứng được Niết bàn chân thật. Ðó là
Tathatà (như thật tánh) hay Sùnyatà (không tánh), nguyên tắc căn bản chi
phối mọi sự mọi vật. Quan điểm về sự thật sai khác qúa xa như vậy, các
nhàTiểu thừa và Ðại thừa xem tất cả mọi sự vật, kể cả những phương pháp
tu hành Phật giáo, dưới hai nhãn quan hoàn toàn sai khác. Ðối với các nhà
Tiểu thừa, các Thánh đế và lý Duyên khởi là thật có, và vì vậy thuộc vào
Paramattha (Ðệ nhất nghĩa đế), chứ không phải Tục đế. Còn theo các nhà
Ðại thừa, các pháp không như thật có và thuộc về Tục đế hay Biến kế sở
chấp, ý tha khởi (Samvrti hay parikalpita paratantra). Tuy vậy, các nhà Ðại
thừa cũng không thể gạt ra ngoài Tứ đế và lý Duyên khởi, vì các nhà Ðại
thừa cũng chấp nhận rằng các chúng sanh, vì bị vô minh che lấp, bắt đầu
phải hiểu Pudgala sùnyatà (nhơn không) nhờ hai pháp ấy. Xứng hợp với
quan điểm về sự thật của mình, các nhà Ðại thừa xem đức Phật có hai hình
thức giáo lý, một Tục đế, một chơn đế. Những gì Ngài giảng về Thánh đế
và lý Duyên khởi thuộc về Tục đế. Giáo lý chân thật của Ngài là Sùnyatà
và Tathatà, nhưng giáo lý này không thể người này dạy cho người kia, mà
chỉ có thể tự mình giác ngộ cho mình. Trước khi bàn luận về hai hình thức
giáo lý này, chúng ta hãy xem Thánh Ðế và lý Duyên khởi là gì?
Các Àryasatyà (Thánh đế)