Các Thánh đế như thường được biết là Dukkha (Khổ), Samudaya (Tập),
Nirodha (Diệt) và Magga (Ðạo). Lời dạy căn bản của bốn Sự thật này và
bốn sự thật phải được xem như là một công thức để áp dụng cho tất cả mọi
vật được nhận thức. Bốn sự thật này chỉ là một công thức, chứ không phải
là một giáo lý, điểm này được các tác phẩm Phật giáo nêu ra một cách rõ
rệt.
Trong tập Majjhima Niết bàn (I, tr.261), trong khi giải thích Chánh tri kiến
theo các Phật tử là gì, Ngài Sàriputta (Xá Lợi Phất) nói đến àhàra (các món
ăn), dukkha (khổ), jaràmarana (lão, tử), tanhà (ái), nàmarùpa (danh sắc), và
avijjà (vô minh) và áp dụng các pháp này vào trong công thức có bốn phần
này, nghiên cứu công thức ấy như sau: Hãy tìm hiểu một vật chất hay tinh
thần. Tìm hiểu nguyên nhân, tìm hỏi nó bị tiêu diệt như thế nào, theo
phương pháp này, Ngài Xá Lợi Phất định nghĩa Sammàditthi (Chánh tri
kiến) ngang qua àhàra (đồ ăn) như sau: một người biết được àhàra,
àhàrasamudaya (vì sao đồ ăn khởi lên), àhàranirodha (như thế nào đồ ăn
diệt) và àhàranirodha-gàminipatipadà (cách thức để các đồ ăn diệt), người
ấy được xem là có chánh tri kiến. Sự thật thứ nhất thuộc àhàra, và theo triết
học Phật giáo, có bốn loại (Dìgha; III; tr.228, 276). Sự thật thứ hai là
àhàrasamudaya, nghĩa là àhàra sanh ra vì tanhà (ái). Sự thật thứ ba là
àhàrranirodha (nghĩa là sự diệt trừ của àhàra khi tanhà được diệt trừ). Sự
thật thứ tư thuộc về phương pháp làm cho àhàra được diệt trừ, đó là Bát
chánh đạo, Chánh tri kiến, Chánh tư duy v.v... những ai hiểu đuợc bốn sự
thật này sẽ trừ được sân hận và tham ái, vượt lên trên thân kiến, quét sạch
vô minh và chứng được giải thoát khỏi đau khổ.
Như vậy, chúng ta thấy rằng trong bốn sự thật này, không có cái gì đặc biệt
Phật giáo. Chúng cũng có thể được tìm thấy trong hệ thống triết học Ấn
Ðộ. Như tập Yoga-sùtra của Patanjali (II,15) nói rằng: "Yathà
cikitsàsàstram catuvyùham, rogo rogahetur àrogyam bhaisajyam iti evam
idam api sàstram catur vyùham eva tad yathà samsàrah samsàrahetur
mokso mokspàya iti". (như y học có bốn phần nói về tìm bệnh, nguyên