Do vậy, chúng ta thấy lý Duyên khởi không giải thích nguồn gốc thế giới
mà chỉ là một sợi dây chuyền những thí dụ để chứng minh định luật
Idappaccayatà (thử duyên tánh) của mọi sự vật. Những vị học giả nào mong
tìm nơi công thức này, chìa khóa để tìm nguồn gốc thế giới, phải bị thất
vọng và chỉ trích công thức này với lộ trình nhơn quả tiếp tục của Số luận.
Ðiều đáng chú ý là sự cố gắng này đã xảy ra trong thời đại Ngài
Buddhaghosa . Tuy vậy, Ngài Buddhaghosa đã nêu rõ, Avijjà (vô minh),
vòng chuyền thứ nhất của sợi dây chuyền, không nên xem là giống với
Pakati crakrti=Tự tánh) của Số luận, vì vô minh không phải là không có
nhân (akàranam), cũng không phải là nguyên nhân thứ nhất (mùlakaranam)
của thế giới. Vô minh do các àsavas (lậu hoặc) làm nhân. Lý do Ngài
Buddhaghosa nêu ra để vô minh thành vòng chuyền thứ nhất là đức Phật
dùng vô minh hay "bhavatanhà" (hữu ái) để bắt đầu giảng những vấn đề mà
tự tánh là vô thủy vô chung vattakathà (luân chuyển thuyết) hay
anamatagga (vô thủy). Rõ ràng từ lời Ngài Buddhaghosa giải thích, vô
minh không bắt buộc phải là vòng chuyền đầu tiên của sợi dây chuyền nhân
duyên, nhưng vô minh là một trong những danh từ mà tác giả công thức
này xem là thuận tiện để bắt đầu sợi dây chuyền này. Công thức có thể bắt
đầu bằng bhavatanhà (hữu ái). Trong tập Samyutta Nikàya (II, tr. 101-3)
công thức bắt đầu với àhàra (đồ ăn) là vòng chuyền đầu tiên.
Do vậy, chúng ta thấy lý Duyên khởi không giải thích nguồn gốc thế giới
mà chỉ là một sợi dây chuyền những thí dụ để chứng minh định luật
Idappaccayatà (thử duyên tánh) của mọi sự vật. Những vị học giả nào mong
tìm nơi công thức này, chìa khóa để tìm nguồn gốc thế giới, phải bị thất
vọng và chỉ trích công thức này là phi lý và lộn xộn. Tác giả công thức này
không thể đoán trước thứ tự liên tục các dẫn chứng của mình sắp đặt có thể
làm người ta hiểu lầm. Sợi dây chuyền này cũng không có chủ đích chứng
minh lịch trình tiến hóa. Ðiểm này rất rõ ràng, nhờ hai vòng chuyền cuối
cùng, tức là sanh và lão tử; vì sanh không thể là nhân cho lão tử. Ở đây, ý
chính muốn nêu lên là khi đã có sanh tất nhiên có lão tử tiếp theo. Tác giả
công thức muốn chúng ta lấy bất cứ hai vòng chuyền nào và nhận thức