ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 22

thuyết này rất có ý nghĩa, và từ đó, lịch sử đạo Phật không còn là lịch sử
của một đạo Phật mà trở thành lịch sử của nhiều học phái, đặc biệt là ba
học phái Thượng tọa bộ, Nhất thế hữu bộ và Ðại chúng bộ (41).

Phái Thượng tọa bộ thiên hẳn về Luật tôn và dù cho truyền thuyết Tây
Tạng xem Kaccàyana là vị lãnh đạo của học phái này, Upàli, vị kiết tập
Luật tạng cũng được học phái này kính trọng, và sự liên hệ của Upàli với
kỳ kiết tập vua A-dục, được tiếp tục nhờ những đệ tử của Ngài. Chúng ta
cần để ý rằng tuy Thượng tọa bộ nói đến một danh sách Tổ sư truyền thừa
(Acariyaparamparà) từ Upàli hay Sàriputta, nhưng không bao hàm ý nghĩa
lịch đại tổ sư. Trong tập Majjhima Nikàya (42), đặc biệt nói đến Tăng già
Phật giáo không có vị lãnh đạo tối cao. Sự thật chỉ có truyền thuyết Tây
tạng và Trung hoa mới cho chúng ta một quan niệm lịch đại tổ sư thừa kế.
Tập Atthasàlinì cho chúng ta một danh sách các vị Tổ sư A tỳ đàm, bắt đầu
từ Sàriputta, nhưng truyền thuyết này không đáng tin cậy (43).

Truyền thống Thượng tọa bộ và Nhất thế hữu bộ về lịch đại tổ sư trong hai
thế kỷ đầu có thể tóm tắt như sau:

MAHÀ-KASSAPA ANANDA SANAVÀSIKA (giảng sư tại Sràvasti và
lân cận) MADHYÀNTIKA (Benares, Ùsìra rồi giảng sư ở Kashmir).

UPAGUPTA (Tirhut- Mathura, cố vấn tôn giáo của A-dục theo truyền
thuyết Nhất thế hữu bộ)

DHITIKA (Nhập đạo tại Mathurà, đến thăm hay trú ở Kashmir, Tukhàra,
KàmarÙpa và Malava, Menander và Hermasios là hai vị đồng thời và thọ
giáo với Ngài).

SÀRIPUTTA BHADDAJI SOBHITA MOGGALI-PUTTA TISSA
(Pàtaliputta: Cố vấn tôn giáo của A-dục theo truyền thuyết Thượng tọa bộ)

NÀGASENA của MILINDAPANHA (nếu Minàra của Tàranàtha là
Milinda của các tập Pàli)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.