ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA - Trang 24

ký Ngài nói đến Dhammavijaya (Pháp thắng) chống với sự chinh phục
bằng binh khí, nhưng Dhamma không phải chỉ riêng cho đạo Phật.
Dhamma theo vua A-dục gồm có những cách ngôn khuyến khích một đời
sống lý tưởng hay làm các việc phước thiện đưa đến hạnh phúc cho đời này
hay đời sau.

Các bia ký không đề cập đến Niết bàn, hay Chơn không hay Vô ngã hay
Khổ đế. Trái lại chỉ nói đến Chư thiên, sự hạnh phúc sống trên thiên giới,
đời sống này không bao giờ là lý tưởng của đạo Phật nguyên thủy, vì đời
sống ở Dục giới, Sắc giới hay Vô sắc giới đều vẫn phải chịu đau khổ, theo
quan niệm của đạo Phật nguyên thủy. Nhưng chúng ta phải công nhận rằng
khi một hoàng đế như A-dục có thiện ý với một tôn giáo đặc biệt nào và tự
xưng là tín đồ cư sĩ của đạo Phật và đi chiêm bái các thánh tích Phật giáo,
thời tự nhiên tôn giáo ấy được sự khích lệ phát triển và do vậy sự truyền bá
của các tu sĩ Phật giáo trở thành dễ dàng. Như vậy chúng ta có thể xem vua
A-dục như môt nhà truyền bá đạo Phật tiêu cực, và dưới triều đại của Ngài,
đạo Phật được truyền bá rộng rãi trong quốc độ của Ngài và nhiều khi vượt
ngoài biên giới Ấn Ðộ, như các quốc gia của Yavana, Kamboja, Gandhàra
và Pitinika về phía Tây và Codas, Pàndyas cho đến Tàmraparni về phía
Nam. Vì vua A-dục chỉ là một vị hộ trì, một cư sĩ, lẽ dĩ nhiên Ngài không
thể can thiệp vào các tranh chấp học phái đang xảy ra trong triều đại của
Ngài. Vì vậy rất khó mà tin truyền thuyểt của tập Mahàvamsa cho rằng Vua
ủng hộ phái Vibhajjavàda (tức là Thượng tọa bộ) (46) hay truyền thuyết của
các tập Avadàna cho rằng Vua là một đệ tử trung kiên của Upagupta.

Một điểm rất đặc biệt nữa là vua A-dục không đề cập đến quan niệm Bồ-
tát, các hạnh Ba-la-mật, những hạnh này rất dễ dàng thuận tiện được chấp
nhận vào quy ước đạo đức gồm những câu cách ngôn của Ngài. Vua
khuyến khích dân chúng nên lựa con đường trung đạo, tránh xa hai sự thái
quá, một là thoát ly ra khỏi thế tục, hai là sự đắm say trong ganh tị, sân hận,
giải đãi v.v... Như vậy chứng tỏ Vua không tán thành một đời sống thoát ly
gia đình, một lối sống được đ?o Phật nguyên thủy Tiểu thừa quan trọng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.