chúng sanh này được gọi là gotrasthà. Cũng như những người con vua khác
người con thường dân vì những đặc tánh, cử chỉ và sở nguyện của mình,
cũng vậy những chúng sanh nào có Phật chủng sẽ được biết nhờ những bản
tánh cao thượng đặc biệt của mình.
Tập Dasbhùmikasùtra (tr.11) cho chúng ta nhiều chi tiết về giai đoạn tiền
Bồ-tát có khác nhiều với tập Bodhisattvabhùmi. Một vài chi tiết ấy như sau:
Các vị ấy phát Bồ đề tâm; sau khi chất chứa nhiều công đức, thực hành
những hạnh đã được quy định, kính lễ nhiều đức Phật, đầy đủ những đại
nguyện thanh tịnh và cao thượng, và luôn luôn duy trì tâm niệm từ bi. Các
vị này luôn luôn chứng được Phật trí, mười lực, bốn vô số úy
(Vàisàradyas), chứng được bình đẳng tánh của mọi pháp, cứu tất cả chúng
sanh thoát khỏi khổ đau, chứng đạt mọi loại trí tuệ và làm cho trong sạch
các Buddhaksetra(Phật sát).
Những đoạn trích dẫn này diễn tả tâm niệm phân vân của một người muốn
phát Bồ đề tâm. Chính do sự phát Bồ đề tâm mà một người thoát khỏi
phàm phu tánh và trở thành bậc Thánh trên giòng sông hướng đến giải
thoát. Bodhicitta (Bồ đề tâm) tóm lại là lời tâm nguyện của một chúng sanh
muốn trở thành Phật và chứng được mọi đức tánh và nguyện lực của một
đức Phật. Tập Bodhicaryàvatàra chia Bồ đề tâm thành hai phần,
Bodhipranidhicitta (Bồ đề nguyện tâm) và Bodhiprasthànacitta (Bồ đề trú
tâm) (?). Tâm đầu chỉ là một tâm nguyện muốn thành Phật cứu khổ chúng
sanh, nhưng không nghĩ đến một cách chín chắn những hy sinh cao cả và
những đức tánh cần thiết khác. Tâm thứ hai thuộc về đại nguyện gìn giữ
Bồ-tát giới và cố gắng tạo nhiều thiện quả. Tâm đầu có thể so sánh với một
bộ hành nghĩ đến việc đi sang một nước khác, còn tâm thứ hai ví như một
bộ hành đã bắt đầu lên đường để đi đến mục tiêu của mình. Khi nào một ai
phát Bồ đề tâm, người ấy có quyền làm những bổn phận thuộc về Bhùmi
(Ðịa) thứ nhất.
Quan niệm Tiểu thừa về giai đoạn tiền Dự lưu