tát tăng cường priyavadya (ái ngữ), và trong 10 Ba-la-mật, thực hành nhiều
nhất giới Ba-la-mật, chứ không phải các Ba-la-mật khác. Nếu một vị Bồ-
tát, sau khi chứng Ðịa thứ hai, muốn được giàu sang phú quý, có thể trở
thành một vị Chuyển luân thánh vương với bảy món châu báu v.v...
Chúng ta thấy rõ, với bản tường thuật trên, Ðịa thứ hai rất giống với
Adhisìla (Thắng giới) của Tiểu thừa, lẽ dĩ nhiên phải bỏ ngoài các
adhyàsayas của các vị Bồ-tát. Trong tập Visuddhimagga, có tuyên bố rằng
sự thực hành các giới hạnh đưa đến thanh tịnh giới phẩm và làm căn bản
chứng quả Dự lưu và Nhất lai. Trong chương đầu tập Visuddhimagga, Ngài
Buddhaghosa nói nhiều về các hạnh tu hành của các vị tại gia, cư sĩ, nam tu
sĩ, nữ tu sĩ, và thêm vào chương thứ hai về 13 hạnh Ðầu đà (Dhutanga) mà
Ngài xem là rất cần thiết để thành tựu các giới hạnh một cách viên mãn.
Các tập Nikàyas nói đến Sìla (giới) tức nói đến 10 giới và 250 căn bản giới.
Do thành tựu viên mãn các Sìlas và một ít Samàdhi (Ðịnh) và Pannà (Tuệ),
người tu hành trở thành một bậc Dự lưu và Nhất lai. Chúng ta biết một vị
Dự lưu giải thoát khỏi ba Samyojanas (kiết sử) và hai Anusaya (tùy miên),
tà kiến và nghi. Nhờ làm cho nhẹ bớt (tanutta) ba kiết sử ràga (tham), dosa
(sân) và moha (si), nhờ đoạn sạch các anusayas (tùy miên), kàmaràga (dục
ái) và patigha (sân) và nhờ tu hành thêm một ít Ðịnh và Tuệ, người tu hành
trở thành một vị Nhất lai. Trong tập Patisambhidàmagga (tr.96), có nói rằng
một người tu hành trong Dự lưu quả, Nhất lai hướng v.v... chứng được
Annindriya (Tuệ căn) và các pháp đã sẵn có được biểu lộ, và những tư
tưởng mới khởi lên trong tâm được trong sạch, siêu thế và hướng đến Niết
bàn. Một vị Dự lưu cũng trừ diệt hoàn toàn ditthàsava (kiến lậu) và cả ba
lậu khác đưa đến địa ngục, còn một vị Nhất lai diệt trừ dục lậu thô tháo và
một phần hữu lậu và vô minh lậu. Ngoài những quả vị phải đạt được trong
Dự lưu hướng, vị tu hành phải nghĩ đến sự vô thường và vô ngã của năm
thủ uẩn.
Có hai giai đoạn giữa Dự lưu và Nhất lai được gọi là kolamkola
(kulankula=gia gia) và ekabìjì (ekavìcika=Ðoạn nhất gian). Ai diệt trừ ba